Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm gần 300.000 ca mắc COVID-19

PV - 11:38, 25/09/2020

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 295.265 ca mắc và 5.554 ca tử vong vì đại dịch COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 25/9 lần lượt là 32.382.133 và 986.838 trường hợp.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt khách thăm quan tại một địa điểm du lịch của Ấn Độ, ngày 23/9/2020. (Ảnh: Xinhua)
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt khách thăm quan tại một địa điểm du lịch của Ấn Độ, ngày 23/9/2020. (Ảnh: Xinhua)

Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới và đứng đầu về số ca nhiễm mới COVID-19 ghi nhận được trong 24 giờ qua. Trong khi đó, Nga đã vượt xa mốc “triệu ca nhiễm” COVID-19.

Tính đến sáng 25/9, đã có 23.893.760 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 7.501.535 ca bệnh đang điều trị thì có 7.438.225 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 63.310 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 4.660.771 trường hợp, trong đó có 218.705 ca tử vong và 2.446.990 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 62.917 ca nhiễm và 596 ca tử vong mới vì COVID-19.

Hiện Pháp đã vượt Anh và trở thành nước có nhiều ca nhiễm COVID-19 đứng thứ 3 ở khu vực châu Âu, với 497.237 trường hợp, đứng sau các nước Nga và Tây Ban Nha với lần lượt 1.128.836 và 704.209 trường hợp ghi nhận được tới thời điểm hiện tại. Nghiên cứu cho thấy tại các quốc gia như Pháp và Anh, tỷ lệ lây nhiễm gia tăng chủ yếu ở những người trẻ tuổi, vốn là đối tượng ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nước này cũng đang ghi nhận xu hướng đáng lo ngại khi ngày càng có thêm nhiều người già bị nhiễm bệnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến lo ngại, ngày 24/9, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra báo động về việc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang trở nên tồi tệ hơn so với mức đỉnh tháng 3 ở một số quốc gia thành viên, khi các chính phủ ở châu Âu và bên ngoài áp dụng nhiều biện pháp hạn chế mạnh mẽ. Cùng ngày, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã liệt kê Tây Ban Nha, Romania, Bulgaria, Croatia, Hungary, CH Séc và Malta là những quốc gia đặc biệt "đáng lo ngại", do đã ghi nhận hoặc đang có xu hướng gia tăng các trường hợp nhập viện, các ca nặng và cả số trường hợp tử vong vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 48.025 ca nhiễm COVID-19 và 1.464 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 8.560.944 và 303.856 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 7.178.969 ca nhiễm và 207.399 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 710.049 và 74.949 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 148.788 ca nhiễm và 9.246 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 25/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 9.935.964 trường hợp, với 184.241 ca tử vong và 8.230.513 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.521.219 ca bệnh đang điều trị thì có 20.592 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ là nước có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong khu vực và trên thế giới, với 85.919 ca, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (5.816.103 ca). Tiếp điến là Iran và Bangladesh, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 436.319; 355.384 trường hợp.

Tại Israel, nội các nước này quyết định áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc do số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng mỗi ngày. Lệnh phong tỏa dự kiến có hiệu lực từ ngày 25/9 và kéo dài ít nhất đến buổi tối ngày lễ Simhat Torah của người Hồi giáo, tức ngày 10/10. Theo đó, tất cả các cơ sở kinh doanh sẽ đóng cửa, ngoại trừ các nhà máy, công xưởng và các dịch vụ được xác định là thiết yếu. Các lễ cầu nguyện và sự kiện hội họp giới hạn tối đa 20 người tham gia và ở địa điểm gần nhà. Ngoài ra, sân bay quốc tế Ben Gurion sẽ tạm thời đóng cửa nhà ga đi. Tính đến sáng 25/9, Israel ghi nhận 212.115 ca mắc và 1.378 ca tử vong vì COVID-19, đứng thứ 10 trong bảng thống kê của worldometers.info về tình hình dịch bệnh tại châu Á.

Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 53.551 ca nhiễm và 1.517 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 7.748.386 trường hợp, với 244.366 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Colombia, Peru và Argentina…với lần lượt 4.657.702; 790.823; 782.695; 678.266 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 25/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.444.479 trường hợp, trong đó có 34.755 ca tử vong và 1.190.340 ca bình phục. Trong tổng số 219.384 ca đang điều trị thì có 1.455 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 667.049 ca nhiễm COVID-19 và 16.283 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.861 ca nhiễm và 77 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Ai Cập và Ethiopia với lần lượt 110.099; 102.513; 71.687 ca nhiễm bệnh.

Trước tình hình trên, ngày 24/9, nguyên thủ nhiều nước châu Phi đã kêu gọi Liên hợp quốc tăng cường đoàn kết quốc tế để đối mặt với đại dịch COVID-19, trong đó có việc hủy bỏ nợ công cho các quốc gia ở châu lục Đen và cung cấp hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tháng 4/2020, các nước G20 đã lùi thời gian trả nợ cho các nước nghèo nhất. Tuy nhiên, Liên minh châu Phi (AU) muốn G20 kéo dài thời gian này đến năm 2021 để giúp phục hồi nền kinh tế lục địa Đen. Châu Phi là một trong những châu lục ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID-19 do số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh ghi nhận được thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Tuy nhiên, khu vực này lại chịu tác động mạnh của suy thoái toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 91 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 9 ca ở Australia; 3 ca ở New Zealand, 4 ca ở Papua New Guinea và 75 ca ở French Polynesia. Hiện khu vực này ghi nhận 30.868 ca nhiễm và 900 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 26.983 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.827 ca./.