Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Mỹ Dung - 3 giờ trước

Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng quà cho người dân thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng quà cho người dân thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn

Thực hiện Nghị quyết số 56/2025/NQ-HĐND, tỉnh Quảng Ninh không chỉ tặng quà cho người có công, thân nhân liệt sĩ và đảng viên 40 năm tuổi Đảng (mức 2 triệu đồng/người), mà còn hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi thôn, bản, khu phố để tổ chức các hoạt động tri ân dịp Quốc khánh 2/9. Đây là lần đầu tiên chính sách này được triển khai ở quy mô cộng đồng.

Năm 2025 cũng ghi nhận sự thay đổi về ưu tiên trong chính sách nhà ở. Tỉnh hỗ trợ 247 hộ người có công, trong đó tỷ lệ sửa chữa nhà chiếm hơn 60%, phản ánh cách làm sát thực tế, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao.

Đáng chú ý, việc sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp không làm ảnh hưởng đến quá trình chi trả chế độ. Người có công tiếp tục nhận trợ cấp đầy đủ, đúng thời gian, thậm chí được chi trả gộp 2 tháng liền (tháng 6 và 7) để thuận tiện hơn.

Bên cạnh ngân sách nhà nước, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” vẫn phát huy vai trò trung tâm trong xã hội hóa. Hàng loạt hoạt động hỗ trợ sinh kế, nhà ở, tặng quà... đang tiếp tục được triển khai từ nguồn vận động xã hội, góp phần làm sâu sắc thêm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Vũ Quang Trực - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh, từ nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai (hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở; thăm hỏi, tặng quà dịp lễ, Tết; hỗ trợ sinh kế cho con em người có công…). Công tác xã hội hóa đền ơn đáp nghĩa ở Quảng Ninh đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện sự tri ân sâu sắc của toàn xã hội đối với những hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.