Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thay đổi cơ cấu cây trồng giúp bà con dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Nhật Minh - 10:05, 03/10/2023

Huyện Đông Giang là 1 trong 8 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Cơ Tu và Giẻ Chiêng chiếm hơn 96% dân số. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng rất hợp để phát triển cây trồng. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây đem đến hiệu quả tốt như chè dây, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, cùng các loại cây thảo dược như ba kích tím, quế, cây gỗ lớn như dổi lấy hạt, ươi, bời lời…

Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vợ chồng ông A Lăng Minhlà một hộ nghèo của xã Sông Kôn. Nhờ được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng cùng những kinh nghiệm tìm hiểu qua mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn, vợ chồng ông Minh đã đầu tư một trang trại cây ăn quả kết hợp thêm chăn nuôi. Trang trại của vợ chồng ông Minh chủ yếu là các cây ăn quả như: chôm chôm, xoài, cam, mít, bưởi da xanh. 

Bên cạnh đó, ông mua thêm con bò con lợn để kết hợp chăm nuôi. Bước đầu, mô hình sản xuất mang đến những tín hiệu đáng mừng, thu nhập của gia đình có phần khấm khá hơn trước. Vợ chồng ông lấy làm vui mừng và dự định sẽ vay thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp trang trại.

Tương tự, là một trong những hộ nghèo thuộc thị trấn Prao, gia đình ông BNướch Ngang nhiều năm nay cũng chỉ biết sống dựa vào cây mì, cây điều, thơm… Thu nhập chẳng đáng là bao, cuộc sống của gia đình ông Ngang lúc nào cũng thiếu thốn. Nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ cây trồng và hướng dẫn mở rộng mô hình kinh tế vườn, rừng, gia đình ông Ngang hiện đã có 5ha keo, 4ha ba kích tím, quế và cây dổi. 

Mô hình sản xuất hiệu quả đã đem đến cho gia đình ông 150 -200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Từ hiệu quả của mô hình vườn, rừng, ông Ngang nhiệt tình hướng dẫn bà con Cơ Tu trong thị trấn cách trồng rừng, chăn nuôi giống gia đình mình.

Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.
Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.

Cũng từ bỏ cây keo, cây bắp năng suất thấp, toàn bộ đất trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (xã Mà Cooih) đã chuyển thành 1.200 cây ớt Ariêu. Trước đây loại ớt này mọc hoang trên nương rẫy, nhờ hương vị thơm, cay đặc trưng mà loại gia vị này được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều gia đình đã mang ớt về trồng đồng thời học thêm kỹ thuật canh tác để cây ớt đem lại hiệu quả năng suất tốt. Đây cũng là mô hình được nhiều bà con dân tộc Cơ Tu áp dụng bởi ớt cần ít công chăm sóc, 6 tháng sau khi trồng đã cho thu hoạch hơn nữa không cần tiền để mua cây giống. Thương lái lại luôn vào tận vườn tìm mua ớt Ariêu – đặc sản của vùng đất Đông Giang. Mỗi năm, ớt Ariêu có thể cho thu hoạch đến 4 đợt, giá bán luôn ổn định trong khoảng 300.000 đồng/kg ớt tươi.

Gia đình ông A Lăng Hối cùng xã không chọn trồng ớt Ariêu mà chuyển đổi sang trồng giống chuối mốc. Nhờ lợi thế đất đai thêm sự chăm chỉ cần mẫn của người dân Cơ Tu, gia đình ông đã thoát khỏi cảnh nghèo khó nhờ cây chuối. Nay mỗi tháng ông thu nhập được hơn 10 triệu đồng, có tiền để dựng nhà, con cái được học hành.

Hay như gia đình anh A Lăng Bi (xã Jơ Ngây) đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ cây chuối mốc. Không chỉ chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cây chuối mốc, gia đình anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, thực hiện kỹ lưỡng khâu chăm bón, diệt trừ sâu bệnh… nhờ vậy chuối buồn to, đẹp và chất lượng. Mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 400 triệu đồng hơn nữa cung cấp việc làm cho nhiều đồng bào thiểu số tại địa phương.

Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang
Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang

Chuối mốc Đông Giang nức tiếng gần xa bởi vị thơm ngon, đây là giống chuối vừa dễ trồng vừa cho năng suất tốt. Đây cũng là loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Đông Giang.

Huyện Đông Giang không chỉ hỗ trợ đầu tư vốn cho người dân mà còn thực hiện nhiều phương án để nâng cao vị thế sản phẩm. Hiện nay, chuối mốc Đông Giang đã có mặt tại các siêu thị, chợ tại Quảng Nam và Đà Nẵng, nhờ vậy mặt hàng này cũng được du khách biết đến nhiều hơn.

Tính riêng tỉnh Quảng Nam đã có gần 1.000 hộ dân tộc thiểu số Cơ Tu chuyển đổi sang mô hình trồng chuối mốc. Mỗi hecta chuối cho thu hoạch từ 25-30 tấn với giá từ 50-60triệu đồng/hecta. Qua một thời gian triển khai cho thấy việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chuyên canh đã giúp đời sống của người dân thay đổi rõ rệt. Nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả, nhiều gia đình dân tộc thiểu số đã có thêm động lực, vận dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.