Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thấy gì từ Báo cáo của WB về giảm nghèo ở Việt Nam Bài 1: Thành quả giảm nghèo bền vững

PV - 15:11, 16/04/2018

Ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về giảm nghèo, trong đó đánh giá Việt Nam đã đạt kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Số hộ nghèo giảm diễn ra ở mọi tầng lớp và tại các khu vực từ thành thị tới nông thôn... Đây là mức giảm cao hơn mức giảm mục tiêu trong các chương trình mục tiêu quốc gia (NTP). Trong đó, với tỷ lệ nghèo nói chung giảm xuống dưới 10% vào năm 2016 tỷ lệ nghèo là đồng bào DTTS giảm 13% giai đoạn 2014-2016, mức giảm cao nhất trong các năm gần đây.

Ngân hàng Thế giới chỉ ra, người nghèo ở Việt Nam tập trung phần lớn ở đồng bào DTTS. Ngân hàng Thế giới chỉ ra, người nghèo ở Việt Nam tập trung phần lớn ở đồng bào DTTS.

 

Người nghèo phần lớn là đồng bào DTTS

Trên cơ sở kết quả cuộc Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin, số liệu, xây dựng và công bố Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam năm 2018. Báo cáo đánh giá cao những tiến bộ của Việt Nam trong giảm nghèo và thúc đẩy chia sẻ thịnh vượng chung.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp tại vùng cao có thể giúp Việt Nam tiếp tục giảm nghèo, đã giảm khoảng 4% từ năm 2014 xuống còn 9,8% vào năm 2016. Các DTTS chiếm 72% người nghèo ở Việt Nam. Gần 45% đồng bào DTTS sống trong cảnh nghèo mặc dù DTTS chỉ chiếm 15% dân số cả nước Việt Nam. Như vậy có thể thấy, người nghèo tập trung phần lớn ở đồng bào DTTS.

“Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các DTTS tiếp tục giảm là kết quả rất đáng khích lệ, và những nỗ lực tập trung vào việc tăng cường thu nhập cho các DTTS có thể gia tăng cơ hội cho những nhóm người này và giảm sự bất bình đẳng kéo dài”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế gới tại Việt Nam cho biết.

Việt Nam đã giảm nghèo bền vững

Mặc dù mục tiêu giảm bất bình đẳng vẫn còn nhiều khó khăn, báo cáo ghi nhận số người dễ bị tái nghèo đã giảm xuống chỉ còn 2% trong giai đoạn 2014-2016, với 98% những người trên chuẩn nghèo năm 2014 không tái nghèo trong năm 2016. Ngược lại, ​​tầng lớp trung lưu cũng đã tăng thêm hơn 3 triệu người trong giai đoạn này.

Theo Tiến sĩ Obert Pimhidzai, chuyên gia kinh tế cao cấp (Nhóm Toàn cầu về nghèo và công bằng Ngân hàng Thế giới), thành quả giảm nghèo của Việt Nam có tính bền vững. Điều đó cho thấy, không đơn giản chỉ là thoát nghèo, mà tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngân hàng Thế giới cũng đã chỉ rõ, nguyên nhân chủ yếu của thành tích giảm nghèo của Việt Nam là do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, mô hình tăng trưởng gắn với giảm nghèo và tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã tạo ra được 1,4 triệu việc làm mới trong ngành chế tạo, 70 ngàn việc làm trong ngành khách sạn, bán lẻ, xây dựng… Thu nhập từ tiền lương đóng góp 50% vào thành tích giảm nghèo. Bên cạnh đó, tái cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, thay đổi sinh kế cũng đã góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo cho người dân. Khả năng tạo công ăn việc làm nhanh chóng và quá trình chuyển đổi sang việc làm có lương đang thúc đẩy kết quả tích cực của hoạt động giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng.

Những phát hiện của báo cáo này cho thấy, các chính sách kinh tế-xã hội của Việt Nam đã giúp đạt được những kết quả to lớn trong mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người.

THANH HUYỀN