Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sẽ trồng mới 100 triệu cây tre tại các tỉnh miền Trung

Minh Thu - 09:14, 18/11/2024

Tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty BAF (Na Uy) vừa có buổi chia sẻ thông tin về Dự án trồng tre làm nguyên liệu, xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu từ tre xuất khẩu sang châu Âu và tín chỉ carbon.

Dự án hướng tới mục tiêu trồng mới 100 triệu cây tre tại các tỉnh miền Trung vào năm 2050.
Dự án hướng tới mục tiêu trồng mới 100 triệu cây tre tại các tỉnh miền Trung vào năm 2050

Dự án chọn trồng giống tre mạnh tông (hay còn gọi là tre khổng lồ) với chiều cao trưởng thành từ 20 - 30m, đường kính thân tre từ 8 - 20cm. Loại cây này phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng đảm bảo trên 70 năm. Dự án sẽ được trồng tại các tỉnh miền Trung, nhất là khu vực rừng nghèo, rừng có nguy cơ sạt lở, rừng phòng hộ và khu vực chuyển đổi cây lâm nghiệp không hiệu quả. Dự án đặt mục tiêu trồng mới 100 triệu cây tre vào năm 2050.

Theo thông tin từ Công ty BAF, đơn vị sẽ hợp tác với chủ đất tối thiểu 30 năm có chia sẻ lợi nhuận và cam kết đầu tư cây giống, kỹ thuật, vật tư, nhân công, bao tiêu đầu ra. Chủ đất được trả lương khi tham gia Dự án trên đất của mình và có thể sở hữu rừng tre sau khi hết hợp đồng. Tre từ năm thứ 3 có thể thu hoạch măng và thu hoạch gỗ từ năm thứ 5. Lợi nhuận trồng tre gấp 5 lần so với keo lá tràm.

“Hiện nay, tổng giá trị ngành tre toàn cầu là khoảng 60 tỷ USD, trong khi Việt Nam chiếm chưa đến 4%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển”, bà Trine Emilia Kvale Larsen, Nhà sáng lập Dự án trồng tre, Công ty BAF cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.