Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lưu giữ giá trị văn hóa qua sản phẩm thủ công

Hoàng Quý - 08:46, 19/10/2024

Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, người Thái ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên vẫn lưu giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, một trong số đó phải kể đến nghề đan mây, tre thủ công.

 Khi người phụ nữ may vá, thêu thùa thì người đàn ông sẽ đan ghế mây.
Khi người phụ nữ may vá, thêu thùa thì người đàn ông sẽ đan ghế mây.

Đối với đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lay, các vật dụng thủ công như ghế mây, cóng khẩu (một vật dụng làm bằng tre có hoa văn dùng để đựng cơm, xôi…) vô cùng quan trọng trong đời sống của người Thái. Như trong đám cưới, mỗi khi con gái lấy chồng, một trong những đồ cưới bắt buộc là 1 đôi ghế mây, 1 đôi cóng khẩu tượng trưng cho hai vợ chồng trẻ có đôi có cặp.

Để làm hoàn thiện một sản phẩm mây, tre đan cần rất nhiều công đoạn như chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, tạo hình khuôn, chẻ vót thành sợi, hong khô… Nguyên liệu để làm chủ yếu là cây mây, cây giang, bởi những loại cây này có độ mềm dẻo cao, khi được phơi khô, hong khô trên bếp sẽ bền, ít bị mối mọt.

 Để tạo ra một sản phẩm thủ công mây, tre đan cần rất nhiều công đoạn, quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu, chủ yếu là cây song, cây mây.
Để tạo ra một sản phẩm thủ công mây, tre đan cần rất nhiều công đoạn, quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu, chủ yếu là cây song, cây mây.

Các sản phẩm được làm thường là ghế mây, mẹt, cóng khẩu, giỏ bắt cá. Trong đó nổi bật nhất, nhiều công đoạn cần sự tỉ mỉ, kỳ công có lẽ là ghế mây, vật dụng đặc trưng được chế tạo chủ yếu bằng cây mây.

Điểm khác biệt trong tước sợi, se sợi mây của người Thái là việc vẫn giữ nguyên phần cứng gồ ghề mặt ngoài, tạo sự đàn hồi, căng bóng, bền bỉ của sản phẩm thủ công.
Điểm khác biệt trong tước sợi, se sợi mây của người Thái là việc vẫn giữ nguyên phần cứng gồ ghề mặt ngoài, tạo sự đàn hồi, căng bóng, bền bỉ của sản phẩm thủ công

BÁO IN CUỐI THÁNG - Lưu giữ giá trị văn hóa qua sản phẩm thủ công 3
Thông thường với một người thợ lành nghề, không tính dựng khung, chẻ sợi… chỉ tính riêng đan mặt ghế mây thì một ngày tối đa có thể đan 3 mặt ghế.
Thông thường với một người thợ lành nghề, không tính dựng khung, chẻ sợi… chỉ tính riêng đan mặt ghế mây thì một ngày tối đa có thể đan 3 mặt ghế.

Ghế mây cấu tạo gồm hai vành tròn cây song làm chân ghế, mặt ghế, được đục đẽo, nối nhau bằng 8 thanh gỗ trắc phòng ngừa mối mọt, sau khi tạo thành phần khung, người thợ thủ công sẽ tiến hành đan mặt ghế mây, đây là công đoạn kỳ công nhất. 

Đối với một thợ lành nghề, một ngày không tính các công đoạn đục đẽo, chuẩn bị vật liệu, dựng khung, chỉ tính riêng đan mặt ghế, thợ thủ công chỉ có thể làm 3 chiếc. Mỗi chiếc tùy thuộc vào ghế thấp, ghế cao mà có mức giá khác nhau dao động từ 250.000 đồng - 350.000 đồng.

Nghề đan mây, tre có từ lâu đời, các vận dụng gắn liền với đời sống chủ yếu được đồng bào dân tộc Thái làm thủ công.
Nghề đan mây, tre có từ lâu đời, các vật dụng gắn liền với đời sống chủ yếu được đồng bào dân tộc Thái làm thủ công

Theo xu hướng hiện đại, các vật dụng hằng ngày dần bị thay thế, nghề truyền thống cũng ít người làm hơn nhưng không vì vậy mà mất đi. Tại thị xã Mường Lay còn khá nhiều thợ thủ công mây tre đan hằng ngày vẫn miệt mài, tỉ mỉ tạo hình, trau chuốt các sản phẩm thủ công truyền thống. Mỗi vật dụng, mỗi đồ thủ công như nhuốm màu thời gian, là tinh hoa văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.