Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Dấu ấn Phật giáo trên gốm, sứ cổ Satsuma - Nhật Bản

Nguyệt Anh - 11:23, 28/06/2022

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (số 15A Lê Lợi, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Triển lãm “Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản”.

Họa tiết La hán trên bình gốm cổ Satsuma - Nhật Bản
Họa tiết La hán trên bình gốm cổ Satsuma - Nhật Bản

Tại buổi Triển lãm, hơn 100 hiện vật gốm Satsuma - Nhật Bản được giới thiệu đến với công chúng như tượng Quán Thế Âm, tượng La - hán, tượng bồ tát, các họa tiết đặc trưng của Phật tích trên chén, đĩa, ché, bình trà...

Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản
Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản

Gốm Satsuma với hai dòng Kyo-Satsuma và Gosu-Blue Imperial Satsuma đảm trách sứ mạng truyền bá văn hóa, tôn giáo xứ Phù Tang ra thế giới và không ngừng hấp dẫn giới sưu tập toàn cầu.

Đức Phật Thích ca và các đại đệ tử trên bình hoa
Đức Phật Thích ca và các đại đệ tử trên bình hoa

Satsuma nổi tiếng không chỉ ở độ khó khi làm thai gốm lớn, nung thủ công khéo léo, vẽ kỹ thuật thổ cẩm Moriage với rồng, họa tiết bút lông sống động, nhũ vàng Nishikie tinh tế... Satsuma còn thể hiện sự dân chủ, cởi mở thông qua các triện ấn chứng một thương hiệu gốm lừng danh và gắn kết tên tuổi của các nghệ nhân có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật trà, trang trí mỹ thuật và hội họa Âu Mỹ cuối thế kỷ XIX.

Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản
Dấu ấn Phật giáo trên gốm cổ Satsuma - Nhật Bản

Phật giáo từ bán đảo Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ VI. Do thích ứng nhanh chóng và dung hợp được với các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, được các triều đại Nhật ủng hộ nên đã phát triển nhanh chóng, vững chắc và có ảnh hưởng lâu dài sâu đậm đến tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật trong đời sống người Nhật.

Tượng Di Lặc tiếu khấu
Tượng Di Lặc tiếu khấu

Tại đất nước Mặt trời mọc, Phật giáo đạt đến đỉnh cao vào thời đại KAMAKURA (1185- 1133), tương đương với thời đại Lý, Trần của Việt Nam.

Theo Ban Tổ chức buổi triển lãm, Nhật Bản và Việt Nam có sự giao lưu văn hoá, thương mại từ lâu đời và trở nên mật thiết, phát triển mạnh mẽ thông qua mậu dịch giữa hai nước vào khoảng thế kỷ XVI – XVII.

Câu chuyện Phật giáo trên đồ gốm
Câu chuyện Phật giáo trên đồ gốm

Những câu chuyện thường kể trên gốm bằng hình ảnh liên tục cuộc đời Đức Phật, buổi thị giảng theo chiều quay thời gian, từ phải sang trái khắp thân đĩa, thành bình lục, tứ giác, thậm chí hình cầu.

Họa tiết Đức Phật và và các đại đệ tử trên đĩa gốm cổ
Họa tiết Đức Phật và các đại đệ tử trên đĩa gốm cổ

Ngắm những vị Phật, Bồ tát thị hiện nét mặt viên dung, hiền hòa bên cạnh những vị La hán sắc mặt dữ tợn vừa ra tay hàng long hay phục hổ, dễ nhận ra nguyên tắc cân bằng Phật giáo qua hai mặt tương phản chính là sự hòa bình, an tĩnh có được sau những biến động nội tâm dữ dội như nhiên liệu tinh thần thúc đẩy người sùng kính đạo Phật phải luôn kiểm soát các giác quan và hướng tới sự giác ngộ.

Bát gốm cổ
Bát gốm cổ
Dấu ấn Phật giáo trên gốm, sứ cổ Satsuma - Nhật Bản 8