Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ứng dựng AI trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025

Văn Hoa - 19:59, 05/05/2025

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, đánh dấu lần thứ 24 chương trình diễn ra trên quy mô toàn quốc, quy tụ sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội, nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh thiết thực và sáng tạo kéo dài trước - trong - sau. Đặc biệt, chương trình xây dựng kế hoạch truyền thông trên đa nền tảng để tiếp cận hàng triệu thí sinh, linh hoạt ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hỗ trợ.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” giúp động viên các em học sinh trong quá trình học tập căng thẳng
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” giúp động viên các em học sinh trong quá trình học tập căng thẳng

Năm 2025, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, chương trình “Tiếp sức mùa thi” được đổi mới mạnh mẽ, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ.

Cụ thể, chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện thông qua việc xây dựng Website “Tiếp sức mùa thi 2025” - nền tảng hỗ trợ tập trung tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), Chatbot thông minh, kho tài liệu luyện thi, hướng nghiệp và tư vấn tâm lý: Tổ chức không gian trò chuyện trực tuyến với thủ khoa các khối, tạo cầu nối thực tế giữa thí sinh và người đi trước. Tổng đài trực tư vấn tâm lý 24/7, hỗ trợ "sĩ tử" vượt qua lo âu, áp lực thi cử.

Bên cạnh đó, chương trình phối hợp với 15 nước có tổ chức hội sinh viên để xây dựng cẩm nang du học; cung cấp bài trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm đa trí thông minh; cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin tuyển sinh trên cả nước; cung cấp đề án tuyển sinh của 300 trường đại học, cao đẳng trong cả nước; cung cấp gần 500 bộ đề thi thử dựa trên cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); chuỗi Video, tin, bài, hình ảnh với nội dung giải trí, động viên các "sĩ tử" trong quá trình học tập căng thẳng.

Bên cạnh đó, thành lập chính thức kênh TikTok và Zalo OA của chương trình, trở thành các nền tảng tư vấn, truyền cảm hứng, kết nối gần gũi với thí sinh. Tổ chức Talkshow trực tuyến “Ứng dụng AI trong giải pháp luyện thi, ôn tập, hỗ trợ mùa thi”. Tổ chức chuỗi Video “Gen Z đi thi” kết hợp với KOLs, Schannel, tạo không gian đa nền tảng để tiếp cận thí sinh bằng hình thức gần gũi, sinh động.

Tiếp sức mùa thi là chương trình thường niên do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tiếp sức mùa thi là chương trình thường niên do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Báo Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, năm 2025, chương trình “Tiếp sức mùa thi” được triển khai với nhiều điểm mới, sáng tạo, thể hiện rõ định hướng chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ thí sinh. Chương trình tập trung các hoạt động hỗ trợ ôn tập trực tuyến, cung cấp thông tin tuyển sinh và tra cứu điểm thi nhanh chóng, định hướng nghề nghiệp bằng trắc nghiệm tính cách MBTI, tổ chức các Talkshow tư vấn tâm lý, tư vấn ứng dụng AI trong giải pháp luyện thi, ôn tập để đồng hành hiệu quả cùng thí sinh, giúp mỗi thí sinh đều cảm thấy an tâm và được tiếp sức “đúng nhu cầu - đúng thời điểm - đúng phương thức”.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.