Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Thích ứng và đẩy mạnh hiệu quả đầu tư từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh và điều kiện mới”

Thúy Hồng - 19:48, 08/04/2022

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Việt Nam - châu Á với chủ đề “Thích ứng đẩy mạnh hiệu quả đầu tư từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh và điều kiện mới”.

Phó GS. TSKH. Võ Đại Lược - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại Diễn đàn
Phó GS. TSKH. Võ Đại Lược - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn nhằm mục đích thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Thông qua Diễn đàn củng cố và xây dựng niềm vào sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như những tay chèo của con thuyền kinh tế đất nước vững vàng trong bối cảnh hiện nay và thậm chí tìm thấy những cơ hội phát triển mới. Đây cũng là diễn đàn để doanh nghiệp có cơ hội góp ý, thảo luận và chia những kinh nghiệm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tiếp tục vững bước trên đường hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nền đến sự phát triển kinh tế, ngân sách khó khăn, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đang giảm, việc làm của công nhân bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 còn làm thay đổi sâu sắc cấu trúc và trật tự vận hành của nền kinh tế toàn cầu. Các thể chế cốt lõi của môi trường kinh doanh toàn cầu như tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, hệ thống tài chính toàn cầu hay thậm chí bản thân cơ chế kinh tế thị trường đang có dấu hiệu rạn nứt ở nền móng.

Vai trò điều tiết, quản lý và kinh doanh trực tiếp của Chính phủ đang gia tăng ở nhiều nền kinh tế lớn trên giới. Cấu trúc ngành và cấu trúc thị trường đang thay đổi cơ bản. Luật chơi của nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi. Triển vọng châu Á cho năm 2021 đã giảm hơn 1%, xuống 6,5% so với 2020.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn

Tuy nhiên, khi tỷ lệ tiêm chủng cải thiện, khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn năm vào năm 2022 so với dự báo trước đó. Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển châu Á (EMDEs) chậm hơn nhiều so với Nhóm nền kinh tế tiên tiến (AEs), khiến cho độ phục hồi ở các nơi diễn không đồng đều... Theo báo cáo mới nhất được đưa ra, dự báo cơ bản của Oxford Economics khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở lại vị trí là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022. Và hơn thế nữa, vào giữa năm tới, các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines Việt Nam sẽ trở lại với các xu hướng tăng trưởng mạnh trước cuộc khủng hoảng.

Phát biểu tại Diễn đàn, PGS. Bùi Tất Thắng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho biết: Để mở rộng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cần nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, đẩy mạnh đầu tư công, xúc tiến đầu tư tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cũng theo các chuyên gia thảo luận tại Diễn đàn, hiện nay, các hiệp định thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có cơ chế đa dạng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhất là CPTPP hay là RCEP. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các nguyên tắc đem lại lợi ích tối đa, trong việc cân bằng giữa sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu, nguồn vốn và nhân lực.

Do đó, quá trình tái thiết trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai sẽ khiến các cơ chế trạng thái cạnh tranh thời gian dài. Và trong quá trình cạnh tranh, các cơ chế sẽ cố gắng đưa ra giá trị gia tăng của mình để tìm kiếm cơ hội hợp tác và hội nhập với các cơ chế khác. Trong xu thế các thỏa thuận thương mại đa phương trong khu vực đang có dấu hiệu chững lại, việc nắm rõ tình hình hội nhập sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điểm yếu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có cơ hội phát huy điểm mạnh trong việc hội nhập hiệu quả với khu vực, từ đó hướng ra thị trường toàn cầu.