Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 16:00, 10/04/2025

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi gần cuối của chặng đường. Với nỗ lực của các cấp, ngành, các địa phương, có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cộng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.

Thành quả vượt trội về công tác giảm nghèo

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, thực hiện Chương trình MTQG 1719 phù hợp với tình hình thực tế, hiệu quả, từ đó nâng cao đời sống đồng bào DTTS. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có bước phát triển rõ rệt. Kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều hộ gia đình được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt… Đặc biệt, để hoàn thành mục tiêu, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã dành gần 2,5 nghìn tỷ đồng để thực hiện 10 Dự án. Trong đó, có hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ 884 hộ nghèo DTTS, hộ dân tộc Kinh nghèo sống tại vùng đặc biệt khó khăn cải tạo nhà ở.

Theo chia sẻ của ông Vi Thanh Quyền, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bắc Giang cho biết, các chính sách dân tộc được triển khai như làn gió mới đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn, tạo động lực để các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Để Chương trình MTQG 1719 phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, các huyện cần phối hợp chặt chẽ với Sở Dân tộc và Tôn giáo để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Đồng thời, quan tâm rà soát các Dự án, Tiểu dự án thành phần, bảo đảm đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng theo quy định, phát huy được hiệu quả chính sách dân tộc một cách cao nhất.

“Đối với những nội dung còn gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bắc Giang sẽ chủ động phối hợp tháo gỡ, từ đó, tối ưu hóa các giải pháp triển khai cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại cơ sở; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Qua đó góp phần khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân, nhất là đồng bào DTTS tại các huyện miền núi.

Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được đầu tư khang trang
Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được đầu tư khang trang

Với tỉnh Sơn La, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Chỉ tính riêng năm 2024, toàn tỉnh Sơn La đã hỗ trợ đất ở cho 55 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 585 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 6.282 hộ; đầu tư 85 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 8.233 hộ; bố trí đất ở ổn định cho 715 hộ. Đầu tư 163 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS, 191 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 2 trạm y tế xã đạt chuẩn, 66 công trình nhà lớp học, 132 công trình thủy lợi và duy tu bảo dưỡng 291 công trình trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai 57 mô hình đào tạo nghề với 3.419 lao động tham gia; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 3.600 lao động...

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, các chính sách hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực, là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, góp phần giúp tỉnh Sơn La hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, giảm 4 - 5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, có 44% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới.

Mục tiêu lớn nhất là đem lại hạnh phúc và sự công bằng cho người dân

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là hiệu quả từ nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, Việt Nam đã giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS xuống gần 4%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, kết quả trên là kỳ tích về giảm nghèo, qua đó đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” của thế giới.

Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, trong những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao, giúp đồng bào DTTS từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nguồn lực thực hiện Dự án 6, “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MQTG 1719 đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS.
Nguồn lực thực hiện Dự án 6, “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MQTG 1719 đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên phạm vi cả nước, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, đây là chương trình rất nhân văn, hướng tới thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống phúc lợi của người dân. Mục tiêu lớn nhất là đem lại hạnh phúc và sự công bằng cho người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 vẫn còn một số khó khăn, thách thức. Cụ thể như việc triển khai một số nội dung thuộc chương trình còn chậm; kết quả giải ngân vốn sự nghiệp còn thấp; trong quá trình triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của cấp Trung ương, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng...

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần tập trung giải quyết ba vấn đề: Thứ nhất là vấn đề về đất đai hiện nay vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là vấn đề hạ tầng cứng (giao thông, điện, nước…) và hạ tầng mềm (giáo dục, y tế, công nghệ thông tin) cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Thứ ba là cần có chiến lược để đạt được mục tiêu xóa nghèo bền vững.

Đối với mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như giáo dục, y tế, nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sinh kế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

“Cần phải có quyết tâm chính trị cao hơn, tầm nhìn rộng hơn, hành động có hiệu quả hơn, tạo những thay đổi cơ bản, tạo chuyển động thực sự cho Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, với tâm thế vì người dân” - Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Đối với mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như giáo dục, y tế, nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sinh kế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/4/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.