Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Người phụ nữ ở Bình Thuận tử vong do phát bệnh dại sau 2 năm bị chó cào

Minh Nhật - 11:10, 13/11/2024

Một phụ nữ tại Bình Thuận bị chó con cào trúng người cách đây 2 năm, không tiêm ngừa dại, đã phát bệnh và không qua khỏi.

Ngày 13/11, nguồn tin từ gia đình bà M.T.H. (trú thôn Tiến Thành, xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) cho biết bệnh nhân đã tử vong sau khi phát bệnh dại và bệnh viện trả về.

Thông tin từ phía gia đình, khoảng 2 năm trước, bà H. bị chó con cào trúng người, nhưng nghĩ không có gì nghiêm trọng, nên không tiêm ngừa.

Đến ngày 12/11, bà H. bất ngờ phát bệnh dại với nhiều triệu chứng nặng, nên gia đình chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình để cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận. Do bệnh chuyển nặng, nạn nhân được trả về nhà và đã tử vong sáng nay (13/11).

Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, Bình Thuận có 10 trường hợp tử vong nghi do bệnh dại.

Bà Hỏi được đưa về từ bệnh viện và không qua khỏi sau khi phát dại. Ảnh: Hà Nguyễn
Bà H. được đưa về từ bệnh viện và không qua khỏi sau khi phát dại. (Ảnh: Hà Nguyễn)

Bộ Y tế Khuyến cáo phòng, chống bệnh dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại,người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành Thú y.

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc Nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.