Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghệ thuật múa Khmer được giữ gìn từ những người trẻ

Ý Vi-Hồng Diễm - 06:24, 19/07/2022

Ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, có một đội văn nghệ quần chúng Khmer với rất nhiều thành viên trẻ tuổi tham gia, dưới sự dẫn dắt của chị Liêu Thị Sa Phia, trưởng đội. Các thành viên đã luôn nỗ lực để duy trì sinh hoạt, tập luyện với mong muốn điệu múa Khmer truyền thống luôn xuất hiện ở phum sóc, cộng đồng trong mỗi dịp lễ, Tết, cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ của địa phương...

Đội văn nghệ quần chúng múa Khmer huyện Thới Lai biểu diễn phục vụ các dịp lễ, tết
Đội văn nghệ quần chúng múa Khmer huyện Thới Lai biểu diễn phục vụ các dịp lễ, tết

 Nghệ thuật múa của người Khmer hội tụ cả tài năng, tri thức sáng tạo, bản sắc và những giá trị văn hóa, xã hội,  giá trị thẩm mĩ của cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình này cũng đang dần bị thu hẹp. 

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nghệ thuật Khmer, từ nhỏ, chị Sa Phia đã bén duyên với các đội văn nghệ tại nhà trường, được tỏa sáng trên sân khấu; Được thể hiện tình yêu với truyền thống văn hóa, là một niềm tự hào và cũng khiến chị không ngừng trăn trở, không ngừng cố gắng để có những tiết mục múa Khmer độc đáo, 

Có dịp đến thăm đội văn nghệ vào dịp cuối tuần, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi các thành viên của đội đều còn ở lứa tuổi học sinh. Với sự dẫn dắt, hướng dẫn từng động tác uyển chuyển, các em rất phấn khích và đều tập luyện rất hăng say.

Không chỉ dốc sức dàn dựng các bài múa, uốn nắn từng động tác, phân tích từng cử chỉ cho các em học theo , chị Sa Phia còn lo từng bộ trang mục cho các thành viên trong đoàn...

Các thành viên trong đội văn nghệ tập luyện những điệu múa truyền thống
Các thành viên trong đội văn nghệ tập luyện những điệu múa truyền thống

Theo chia sẻ của chị Sa Phia, đội văn nghệ có khoảng 25 người, có trên 90% là đồng bào dân tộc Khmer, các em đều là những học sinh có niềm đam mê với múa Khmer. Tuy nhiên, vì việc học bận rộn nên nhóm sẽ tập luyện vào buổi tối, mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ, vừa tập bài mới vừa ôn bài cũ.

“Tuy có lúc vất vả, nhưng mỗi lần đội được tham gia biểu diễn, góp sức lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống... đã là niềm vui lớn của chúng tôi", chị Phia nói. 

Theo chị Sa Phia, hiện tại, đội văn nghệ chủ yếu phục vụ loại hình múa dân gian, với những điệu múa phổ biến, nhưng ngày càng ít người theo học, điều đó làm chị trăn trở nhiều, "Mình mong sao sẽ có nhiều bạn trẻ hơn nữa, có chung niềm đam mê để truyền thống văn hóa lưu giữ và phát huy qua từng thế hệ, để mãi là niềm tự hào của dân tộc mình”, chị Sa Phia trải lòng.

Em Ðào Thị Linh Ðang, 18 tuổi, là học sinh lớp 12 trường Phổ thông dân tộc nội trú TP. Cần Thơ, đã gắn bó với đội văn nghệ hơn 5 năm qua. Linh đã chia sẻ:  Mọi người tham gia đội văn nghệ ai cũng yêu các điệu múa Khmer. Vào các dịp lễ, Tết hay trước sự kiện quan trọng, các thành viên trong đội chúng em lại bố trí thời gian tập luyện những bài hát, điệu múa truyền thống để phục vụ bà con trong phum, sóc. Em có dự định sẽ theo nghề biên đạo múa trong tương lai”.

Hướng đến việc cho ra đời tác phẩm đặc sắc, chị Sa Phia luôn tìm tòi cái mới trong cách bố cục, ứng dụng đạo cụ, phục trang; nhất là nền tảng kiến thức lịch sử để truyền dạy những động tác, điệu múa Khmer có hồn, đúng với bản sắc của đồng bào Khmer. Vì vậy để dựng một tiết mục thường mất thời gian 3 ngày, học và tập luyện từ 5-10 ngày mới có thể đi biểu diễn.

Chị Sa Phia phấn khởi thông tin, những năm gần đây, đội văn nghệ đã được tham gia còn biểu diễn cho các sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương; được tham gia nhiều sân chơi chuyên ngành, như các hội thi, hội diễn, liên hoan,… Vì thế, các điệu múa truyền thống có nhiều không gian để thể hiện, tiếp thêm động lực để các nghệ sĩ, diễn viên múa Khmer thêm an tâm làm nghề và giữ nghề; góp sức giữ gìn bản sắc của dân tộc.