Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

PHƯƠNG NGHI - 08:01, 08/12/2024

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.

Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng.
Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng

Với quá trình đô thị hóa, những năm gần đây, nghề đan cỏ bàng Ba Chúc có nguy cơ mai một. Hiện chỉ còn gần 30 hộ gắn bó với nghề, chủ yếu là lao động nữ. Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển nghề, giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, làng nghề đan cỏ bàng Ba Chúc đã chuyển sang mô hình Tổ hợp tác.

Người có công làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng là chị Trần Thị Trang, chủ cơ sở Trung Trang, ở ấp An Hòa A, thị trấn Ba Chúc. Tuổi thơ của chị Trang lớn lên bên những chiếc đệm cỏ bàng nên chị chứng kiến, thấu hiểu sự thăng trầm của nghề hơn ai hết. Nhờ những năm tháng đi làm, học hỏi, tìm hiểu về sản phẩm mỹ nghệ ở nhiều địa phương xung quanh, chị Trang đã có cái nhìn mới. Từ đó, chị ấp ủ, quyết tâm đem theo khát khao đổi mới làng nghề. Khởi đầu là những chiếc giỏ làm từ cỏ bàng do chị và mẹ sản xuất, được khách hàng đón nhận, chị học hỏi trên mạng thiết kế thêm mẫu mã mới. Rồi chị học vẽ, sáng tạo mẫu túi xách, balo, ví, dép…

Chị Trần Thị Trang chia sẻ: Từ khi tham gia vào Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc, chị được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cách quản lý và khả năng thiết kế mẫu mã hiện đại, tiên tiến, được tham quan mô hình sản xuất nhiều nơi. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng của sản phẩm làm từ cỏ bàng của Tổ hợp tác rất bắt mắt, bán rất chạy.

Người dân Ba Chúc phơi cỏ bàng. Ảnh TL
Người dân Ba Chúc phơi cỏ bàng. Ảnh TL

Hiện tại, chị Trang nhận được nhiều đơn hàng như nệm, nón, giỏ xách, túi thời trang, các loại ví cho nam và nữ... Bình quân mỗi tháng, chị Trang có thu nhập trên 10 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Bà Nguyễn Thị Máy, Tổ trưởng Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc cho biết: “Để đảm bảo việc cung cấp đủ hàng cho Công ty, Tổ hợp tác đã huy động nguồn lực từ các xã lân cận như Lê Trì, Lạc Quới, Lương Phi. Những ai có nhu cầu đan thì đến mua cỏ bàng tại Tổ hợp tác mang về đan gia công và bán lại cho Tổ với giá 20.000 đồng mỗi cái. Sau đó Tổ phân phối về Công ty với giá 25 - 40 ngàn đồng/cái. Sau khi giao hàng, Công ty sẽ làm quai, đáy giỏ, ép khuôn, thêm hoa văn hoàn chỉnh chiếc giỏ rồi xuất khẩu”.

Theo ông Phan Bá Phước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc, nhận thấy tiềm năng, lợi thế của cây cỏ bàng, cấp ủy đảng, chính quyền thị trấn đã thành lập Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc nhằm hướng dẫn, dạy nghề đan cỏ bàng; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Khi vào Tổ hợp tác, các chị em được hỗ trợ dạy nghề nên biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng và đã xuất đi nhiều nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...

Các sản phẩm từ nguyên liệu cỏ bàng của Tổ hợp tác nghề đan cỏ bàng.
Các sản phẩm từ nguyên liệu cỏ bàng của Tổ hợp tác nghề đan cỏ bàng

“Tất cả các sản phẩm đều được thị trường đón nhận tích cực. Khi tham gia Tổ hợp tác, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của chị em phụ nữ được nâng lên đáng kể”, ông Phước cho biết.

Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều người dân vùng biên đã bước sang một trang mới nhờ nghề đan cỏ bàng. Với những cách làm mới, hiệu quả, Tổ hợp tác đã góp phần giúp người dân xứ Ba Chúc và nhiều người dân làng nghề truyền thống của huyện Tri Tôn thay đổi tư duy phát triển làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, nhất là đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.