Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tràng Định (Lạng Sơn): Tạo sự đồng thuận và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo

Thúy Hồng (thực hiện) - 10:49, 06/12/2024

Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định
Ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển

PV: Xin ông cho biết, những nội dung cơ bản của huyện Tràng Định trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn?

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND huyện Tràng Đinh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; chỉ đạo các cơ quan chuyên, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình, đi đôi với phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện. 

Thường xuyên chức tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là công tác huy động, vận động người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập hộ gia đình; tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình thực hiện, địa phương chú trọng thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn về cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp thôn bản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Các án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất
Các án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập

PV: Hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện như thế nào, thưa ông?

Qua triển khai thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tràng Định, đã và đang có nhiều tác động tích cực, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận các thông tin về các chính sách, về công tác giảm nghèo. Đặc biệt, Chương trình đã tạo được sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về công tác giảm nghèo, về ý thức vươn lên thoát nghèo.

Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, nhất là hỗ trợ sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, từng bước được cải thiện cả về vật chất đến tinh thần, trình độ dân trí. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa các khu vực trên địa bàn huyện. Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống. Kết quả,  tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nếu năm 2021 là 10,84% thì đến nay giảm xuống còn 2,47%.

PV: Những khó khăn, thách thức trên hành trình thực hiện công tác giảm nghèo là gì, thưa ông?

Tràng Định là huyện vùng cao biên giới có 22 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đã và đang gặp một số khó khăn, thách thức như: Địa bàn huyện rộng, trình độ dân trí không đồng đều, người dân chưa được tiếp cận nhiều với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình; cá biệt vẫn còn tình trạng một số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình ở một số xã còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện Chương trình liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là cấp cơ sở chưa phát huy tốt vai trò tham gia của người dân, của Ban giám sát cộng đồng.

Diện mạo nông thôn vùng đồng bào các DTTS của huyện Tràng Định ngày càng khởi sắc
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào các DTTS của huyện Tràng Định ngày càng khởi sắc

Tiến độ triển khai thực hiện Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, việc huy động các nguồn lực đầu tư từ cộng đồng chưa cao. Kết quả thực hiện một số dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định rmang dáng dấp diện mạo đô thị
Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định rmang dáng dấp diện mạo đô thị

PV: Trong thời gian tới, huyện Tràng Định sẽ tập trung vào những giải pháp nào để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo, thưa ông?

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, trong thời gian tới huyện tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong quá trình thực hiện, chỉ đạo thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn về cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp thôn bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

 Huyện xã tiếp tục xác định nguyên nhân nghèo đối với từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể. Đồng thời, huyện sẽ chú trọng thực hiện các giải pháp như: Hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em, đào tạo nghề, tạo việc làm..., từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.