Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Dạy học song ngữ: Tạo hứng thú cho học sinh đến trường

Vũ Lợi - 10:54, 15/06/2020

Triển khai phương pháp dạy học song ngữ (tiếng Việt - tiếng DTTS) ở Trường Tiểu học Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) đã tạo hứng thú cho các em đến trường, hăng say học tập.

Tiết học âm nhạc được lồng ghép tiếng Mông ở Trường Tiểu học Pu Nhi
Tiết học âm nhạc được lồng ghép tiếng Mông ở Trường Tiểu học Pu Nhi

Trường Tiểu học Pu Nhi có 4 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính, 100% học sinh là người dân tộc Mông, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi học sinh ra lớp, đa số các em chưa nói được tiếng Việt, thiếu tự tin trong giao tiếp. Để giữ được các em ở trường theo học suốt cả một năm là điều trăn trở đối với các thầy, cô giáo nơi đây.

Sau mỗi dịp nghỉ hè hay lễ, tết, các thầy, cô lại rất lo lắng vì tình trạng học sinh bỏ học, nhiều em quên kiến thức, kỹ năng đọc, viết… Ở trường thì vậy, còn ở gia đình, việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt của các em hầu như không có. Nhiều gia đình không nói được tiếng Việt hoặc ít sử dụng tiếng Việt nên việc sinh hoạt giao tiếp trong gia đình hầu như chỉ bằng tiếng mẹ đẻ.

Xuất phát từ thực tế trên, từ năm học 2013 - 2014, nhà trường đã triển khai thực hiện Đề án dạy tiếng dân tộc Mông cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 tại điểm trường trung tâm. Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, giao cho các tổ chuyên môn, tổng phụ trách đội có trách nhiệm tổ chức các sân chơi trí tuệ, các trò chơi dân gian trong các buổi học để học sinh có cơ hội giao tiếp với nhau; qua đó, nâng cao vốn tiếng Việt, rèn cho các em sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng một số môn học cơ bản như: Toán, Tiếng Việt, tăng cường phụ đạo cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, tổ chức các hình thực học tập theo nhóm, đôi bạn cùng tiến…

Giáo viên trong trường cũng tích cực vận dụng nhiều giải pháp trong việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Điển hình có thầy giáo Sủng A Nhan, dân tộc Mông, trực tiếp dạy tiếng dân tộc. Thầy Nhan đã đề xuất với nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các sân chơi tiếng Việt và dạy học lồng ghép giữa tiếng Mông và tiếng Việt trong giao tiếp, dịch các đoạn hội thoại, thơ, văn từ tiếng Mông sang tiếng Việt… Nhiều bài hát trong chương trình đã được thầy Nhan dịch ngược ra tiếng dân tộc Mông sau đó dạy các em hát song song hai lời Việt - Mông. Phương pháp dạy học này đã thu hút được học sinh tích cực đến trường hơn. Các em dần phát triển và tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt.

Thầy giáo Đoàn Minh Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pu Nhi đánh giá: “Việc thầy giáo Sủng A Nhan áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vào quá trình giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học”, thầy giáo Đoàn Minh Cường cho biết.

Hiện, phương pháp dạy học song ngữ của thầy Nhạn được chia sẻ rộng rãi cho nhiều giáo viên khác trong nhà trường và nhiều trường khác trong huyện Điện Biên Đông. Song song với dạy trên lớp, nhà trường cũng tuyên truyền cha mẹ học sinh nên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày, để phát triển vốn tiếng Việt cho các em trước khi bước vào lớp. 

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...