Tiêu hủy lợn bị bệnh tại xã Phù Ninh ngày 24/7. Ảnh: ITNTrong đó, địa bàn tỉnh Phú Thọ cũ có 26 xã có dịch; 194 hộ có lợn mắc bệnh, số lợn ốm, chết, tiêu hủy là 3.089 con; tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 183 tấn.
Địa bàn tỉnh Hòa Bình (cũ) có 32 xã, số hộ có lợn mắc bệnh là 881 hộ; số lợn ốm, chết, tiêu hủy 6.388 con; tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 365 tấn.
Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (cũ) có 6 xã, 21 hộ có lợn mắc bệnh; số lợn ốm, chết, tiêu hủy là 547 con; tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 32 tấn.
Lũy kế đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 64 xã, phường trong tỉnh. Tổng số 1.110 hộ có lợn mắc bệnh. Số lợn ốm, chết, tiêu hủy là 10.063 con. Tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 582 tấn.
Toàn tỉnh đã công bố dịch tại 25 xã, gồm các xã: Yên Thủy, Yên Trị, Mai Châu, Pà Cò, Kim Bôi, Hợp Kim, Tiền Phong, Thung Nai, Lạc Sơn, Nật Sơn, Lạc Lương, Thượng Cốc, Mường Hoa, Cao Phong, Nhân Nghĩa, An Nghĩa, Mường Thàng, Dũng Tiến, Mường Động, Toàn Thắng, Mai Hạ, Tân Sơn, Xuân Viên, Sơn Lương, Hiền Lương.
Tỉnh Phú Thọ đã cấp 12.678 lít hóa chất khử trùng từ nguồn của tỉnh cho các xã để phòng, chống dịch.
Thu gom lợn bị bệnh tại xã An Nghĩa đem đi tiêu hủy. Ảnh:ITNTrước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ngày 22/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm phòng, chống và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, phường chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương phải thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg và Công điện số 109/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huy động tối đa lực lượng và nguồn lực tại chỗ để kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch lan rộng.