Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cần tăng cường truyền thông Dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Tân Trào - 17:25, 15/11/2022

Vừa qua, tại Hà Nội, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Tạp chí Luật Việt Nam và Diễn đàn pháp lý (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức Hội thảo "Tăng cường truyền thông Dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài".

Các đại biểu tham gia phát biểu tại Hội thảo
Các đại biểu tham gia phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của đại diện một số cơ quan, đơn vị Trung ương: Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (Ban Tuyên giáo Trung ương); Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông); Vụ Pháp chế Thanh tra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Phóng viên, biên tập viên đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và TP. Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Cao Thị Mai Phượng, Tổng Biên tập Tạp chí Luật Việt Nam và Diễn đàn pháp lý (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết, hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tương đối đông đảo với khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, nhu cầu tăng cường truyền thông Dự thảo chính sách, pháp luật là rất cần thiết. Việc truyền thông pháp luật sẽ góp phần giúp đồng bào ta ở nước ngoài hiểu đúng, hiểu rõ về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ Tổ quốc.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện, mạnh mẽ hơn. Điều này đã được xác định cụ thể tại Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng được đề ra là "đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta" tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; "hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài".

Thông qua việc đóng góp ý kiến, phản hồi đối với dự thảo chính sách, pháp luật của người Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần gắn kết chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó làm cho kiều bào càng ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Đồng thời giúp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế.

Tại Hội thảo các đại biểu đã trình bày các tham luận và trao đổi ý kiến xoay quanh một số vấn đề như: Thực trạng và định hướng triển khai hoạt động thông tin, truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài; công tác phối hợp, thực tiễn và giải pháp; vai trò của báo chí đối ngoại trong truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài...

Hội thảo là diễn đàn trao đổi, đề xuất các giải pháp tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan về công tác người Việt Nam ở nước…