Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Các nhà khoa học quốc tế và giống muỗi lành tính ở Việt Nam

PV - 10:25, 15/03/2018

Nhằm phát triển phương pháp kiểm soát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh dịch lây qua muỗi vằn hiệu quả và bền vững, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã kết hợp cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà thành lập Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”.

Qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và tại thực địa, dự án đã có những thành công nhất định. Từ thành công bước đầu này đã mở ra hy vọng, trong thời gian tới, ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của Việt Nam sẽ không còn ám ảnh bởi bệnh sốt xuất huyết.

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vào tự nhiên. Các nhà khoa học trong nước và quốc tế thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vào tự nhiên.

 

Triệt tiêu khả năng truyền bệnh của muỗi vằn

Kết quả nghiên cứu của Dự án cho thấy nhiều cá thể muỗi vằn tự nhiên dương tính với vi rút Zi-ka lẫn vi rút lây truyền sốt xuất huyết. Như vậy vi rút Zi-ka đã có trong quần thể muỗi vằn tự nhiên ở Việt Nam. Vậy nên, phải nhanh chóng nghiên cứu vô hiệu hóa khả năng truyền bệnh của các loại muỗi vằn bằng cách tiến hành thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa). Các cá thể muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được các nhà khoa học lai tạo trong phòng thí nghiệm sau đó thả vào các khu vực dân cư. Muỗi này chích đốt hoàn toàn không đau, không có bất cứ tác hại nào. Khi muỗi mang vi khuẩn Wolbachia giao phối với các loại muỗi vằn, muỗi tự nhiên thì sẽ triệt tiêu khả năng truyền bệnh các loại muỗi này.

Giáo sư Jorge Osorio của Đại học Wisconsin, Giám đốc phụ trách Quan hệ Chính phủ của Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết Khu vực Châu Mỹ và là một trong những người được mời nghiên cứu tại Việt Nam cho biết: Chúng tôi phát hiện muỗi vằn khi mang vi khuẩn Wolbachia thì không có khả năng nhiễm vi rút Zi-ka cũng như bệnh sốt xuất huyết nữa. Với sự thành công của nghiên cứu khoa học này sẽ sử dụng phương pháp Wolbachia để làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được thả trong một số tuần để giao phối với muỗi tự nhiên. Do vi khuẩn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, dần dần, tỷ lệ muỗi mang Wolbachia sẽ tăng lên đến khi ổn định ở mức cao trong quần thể muỗi tự nhiên mà không cần phải tiếp tục phóng thả.

Sau một thời gian dài triển khai việc thả muỗi Wolbachia ở đảo Trí Nguyên, đến đầu 2018, bệnh sốt xuất huyết lẫn các bệnh lây nhiễm qua muỗi hoàn toàn không còn xuất hiện. Đặc biệt, muỗi Wolbachia ngày càng sinh sôi nhiều hơn và thân thiện hơn với người dân trên đảo. Người dân thoải mái ngủ không cần mắc màn cũng không lo muỗi truyền bệnh.

Nhân rộng kết quả nghiên cứu

Từ thành công ở đảo Trí Nguyên, ngày 6/3/2018, với sự trợ giúp đắc lực về chuyên môn của các nhà khoa học quốc tế, Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam tiếp tục triển khai thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia phòng chống lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại xã Vĩnh Lương (TP. Nha Trang). Đây là xã đất liền đầu tiên của Việt Nam được thả muỗi Wolbachia. GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định: Vĩnh Lương là xã có khả năng bùng phát dịch bệnh lây truyền từ muỗi cao. 100% hộ gia đình ở đây đã đồng ý với việc thả muỗi mang Wolbachia tại khu vực. Nếu việc thả muỗi ở Vĩnh Lương thành công sẽ nhân rộng đến các vùng miền khác của Việt Nam, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.

Ngay trong ngày 6/3/2018, các nhà khoa học và các đại biểu đã cùng với cán bộ Dự án tiến hành thả muỗi vằn mang Wolbachia ở nhiều địa điểm khác nhau ở Vĩnh Lương. Và, trong 18 tuần tiếp theo, cứ mỗi tuần Dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô 50m x 50m đã được chia sẵn theo bản đồ ở Vĩnh Lương.

Là một trong những người tìm hiểu và được tiếp xúc với Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiến hành khảo sát ở Vĩnh Lương, ông Võ Phước Tiến, đại diện người dân địa phương cho biết: “Chúng tôi đã thấy tận mắt cán bộ Dự án cho tay vào lồng muỗi cho mấy trăm con muỗi Wolbachia chích cùng lúc. Chúng tôi hiểu rằng để có được giống muỗi lành giúp phòng bệnh cho dân, các nhà khoa học về y tế trong nước lẫn thế giới và cán bộ Dự án đã phải làm việc rất nghiêm túc và mất rất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị cho ngày hôm nay. Tôi thấy rất yên tâm, ủng hộ Dự án và tin tưởng rằng những con muỗi lành Wolbachia của Dự án sẽ giúp khống chế dịch sốt xuất huyết.

HÀ VĂN ĐẠO