Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024

Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.

Du khách trải nghiệm du lịch xanh tại Cồn Chim
Du khách trải nghiệm du lịch xanh tại Cồn Chim. (Ảnh: KT)

Xu thế phát triển du lịch xanh

Được bao bọc bởi dòng sông Cổ Chiên, xung quanh là dãy rừng bần và những hàng dừa nước, Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành) có diện tích tự nhiên 62ha với 54 hộ dân, trên 200 nhân khẩu đang sinh sống. Không mang nét đặc trưng của những cù lao vùng sông nước Tây Nam bộ là miệt vườn sum xuê hoa trái, điểm đặc biệt khi đến Cồn Chim là du khách có thể hòa mình cùng thiên nhiên, tìm hiểu, trải nghiệm những sinh kế đời thường “thuận thiên” và thưởng thức các món ăn dân dã Nam Bộ, tham gia các trò chơi dân gian…

Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim được ra mắt từ cuối năm 2019, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, nên đến cuối năm 2022, vùng đất này mới được “đánh thức” tiềm năng du lịch.

Xây dựng nông thôn mới giúp du lịch tại Cồn Chim phát triển
Xây dựng nông thôn mới giúp du lịch tại Cồn Chim phát triển

Từ nguồn lực xây dựng nông thôn mới, diện mạo Cồn Chim thay đổi rõ rệt. Tỉnh Trà Vinh cũng thu hút thêm nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; vốn ngân sách hỗ trợ người dân đầu tư làm du lịch. Nhờ vậy, Cồn Chim thời gian gần đây đã trở thành điểm đến thu hút bậc nhất của tỉnh Trà Vinh.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Tổ trưởng Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim cho biết: Người dân địa phương chủ yếu thu nhập từ nghề nuôi thủy sản với mức bình quân khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Từ tháng 1 đến cuối tháng 6, người dân thả nuôi cua biển, tôm thẻ, tôm sú. Từ tháng 7 đến cuối tháng 12, mọi người lại trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh.

Khi mới ra đời, mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim có 11 hộ tham gia. Đến nay đã phát triển lên 19 hộ, cho thu nhập tăng thêm từ 5 - 15 triệu/tháng/hộ. Mỗi hộ phụ trách một điểm đến với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm, ẩm thực… đặc sắc, không trùng lắp gây nhàm chán cho du khách. Tất cả người dân nơi đây đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường; đặc biệt là sản xuất hoàn toàn sạch, không sử dụng phân, thuốc hóa học để bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, lượng khách đến Cồn Chim ngày càng tăng. Năm 2023, điểm du lịch này đón 22.450 lượt khách trong và ngoài nước. Từ đầu năm 2024 đến nay, nơi đây đã đón trên 17.000 lượt khách… Cồn Chim là một ví dụ tiêu biểu về mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ giữa phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế “bệ đỡ”

Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh xác định, phát triển du lịch nông nghiệp là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng NTM bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ðồng thời, xây dựng NTM là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Du khách được trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng người dân tại Cồn Ông, chăm sóc các loại cây hoa màu như khoai lang, dưa gang, hành lá…
Du khách được trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng người dân tại Cồn Ông, chăm sóc các loại cây hoa màu như khoai lang, dưa gang, hành lá…

Ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện nay Trà Vinh đang đẩy mạnh khai thác đa dạng tài nguyên du lịch gắn với giá trị đặc sắc của khu vực nông nghiệp, nông thôn; hệ thống sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; bên cạnh đó, khai thác các thế mạnh về giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp, đặc sản địa phương, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực… tạo nên các sản phẩm du lịch có tính đặc thù, chuyên biệt cao.

Ngoài Cồn Chim, tỉnh Trà Vinh hiện có một số mô hình du lịch gắn với xây dựng NTM tại các địa phương như: Cồn Hô, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long); Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh, xã Lương Hòa (huyện Châu Thành) và điểm du lịch nông nghiệp Sokfarm thị trấn Tiểu Cần (huyện Tiểu Cần).

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: “Bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Cùng với đó, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP luôn được lãnh đạo tỉnh Trà Vinh quan tâm.

Toàn tỉnh có 318 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có 266 sản phẩm 3 sao, 42 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 5 sao và 7 sản phẩm có tiềm năng 5 sao.

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, qua festival 100 năm Dừa sáp, đã có nhiều doanh nghiệp tìm đến Trà Vinh với mong muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản và du lịch tại tỉnh.

Mới đây, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã đến trao đổi cùng lãnh đạo tỉnh về việc nghiên cứu đầu tư mô hình kinh tế cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây dừa. Riêng dừa sáp của Trà Vinh đã có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 7 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 3 sản phẩm đạt OCOP tiềm năng 5 sao, gồm: Kẹo dừa sáp nguyên chất, kẹo dừa sáp lá dứa, kẹo dừa sáp cacao và 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là dừa sáp sợi.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn (người cùng bên trái) đi thăm một số gian trưng bày các sản phẩm được chế biến từ dừa sáp tại Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn (người cùng bên trái) đi thăm một số gian trưng bày các sản phẩm được chế biến từ dừa sáp tại Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024

“Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, các huyện đạt NTM là kết quả bước đầu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Để duy trì phát triển, nâng chất các tiêu chí huyện NTM phải gắn với xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn khẳng định.

Với những định hướng chiến lược, cách làm sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chủ động, tự giác thực hiện của người dân, Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Trà Vinh đã đạt được thành quả lớn với các chỉ tiêu về NTM vượt kế hoạch đề ra. Đồng thời mở ra cơ hội cho ngành Nông nghiệp và du lịch ...

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Công nhận 2 xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới

Khánh Hòa: Công nhận 2 xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành các Quyết định công nhận 2 xã Sơn Bình và Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là 2 xã đầu tiên của huyện miền núi Khánh Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đợt này, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định công nhận xã Vĩnh Trung (Tp. Nha Trang) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.