Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Về thăm ngôi làng đồng bào DTTS kiểu mẫu

T.Nhân-H.Trường - 11:11, 17/10/2024

Chúng tôi về An Lão, tỉnh Bình Định khi thời tiết giao mùa, những cơn mưa rả rích làm dịu không khí sau một mùa nắng bỏng rát. Xa xa trên ngọn núi bảng lảng sương mù, tạo nên không gian u tịch đặc trưng của đại ngàn. Tại Khu tái định cư (TĐC) An Dũng không khí nhộn nhịp, đầy sức sống toát lên từ mỗi con người nơi đây. Xen lẫn giữa những ngôi nhà được xây dựng hiện đại là những căn nhà sàn truyền thống của đồng bào DTTS, tạo điểm nhấn độc đáo giữa núi rừng.

 Hạ tầng Khu TĐC An Dũng được đầu tư xây dựng khang trang.
Hạ tầng Khu TĐC An Dũng được đầu tư xây dựng khang trang

Đời sống người dân khởi sắc

Lần này, trở lại Khu TĐC An Dũng, chúng tôi đã cảm nhận rất rõ cuộc sống mới với những gam màu sáng của đồng bào Hrê sau 4 năm rời làng. Những khó khăn, bỡ ngỡ ở vùng đất mới đã dần lùi xa, thay vào đó là nhịp sống rộn rã đầy sắc màu tươi mới. Ít ai nghĩ rằng chỉ sau 4 năm về TĐC tại làng mới, cuộc sống của đồng bào Hrê xã An Dũng lại nhanh chóng ổn định và khởi sắc như vậy.

Người chúng tôi gặp và trò chuyện là ông Đinh Thành Đua, dân tộc Hrê; ông là người sống gắn bó gần hết quãng đời mình tại vùng đất An Dũng. Ông Đua cho biết: Làng cũ của bà con đã nhường mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án hồ chứa nước Đồng Mít. Khi mới về đây, cuộc sống của bà con rất khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã dần ổn định.

Trước khi rời làng, bà con cũng lo lắng nhiều. Đất mới, làng mới không biết cuộc sống sẽ ra sao. Tuy nhiên, được Nhà nước hỗ trợ xây nhà mới, cấp đất sản xuất nên bà con yên tâm. Giờ nhà nào cũng được xây dựng khang trang, có vài ba ha đất sản xuất, bà con ưng bụng lắm”.


Ông Đinh Thành Đuadân tộc Hrê, Khu TĐC An Dũng

Còn già làng Đinh Văn Nuối, Người có uy tín ở thôn 2 nhận xét: Đến nay, sau 3 năm đến TĐC ở làng mới, cuộc sống của 136 hộ với trên 340 nhân khẩu ở thôn 2 đã ổn định nhiều. Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi, nhiều người đã mở hướng phát triển dịch vụ như ăn uống, giải khát phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân làng mình. “Phải nói rằng, cuộc sống của người dân tại làng tái định cư mới tốt hơn rất nhiều so với trước đây ở làng cũ”, già làng Đinh Văn Nuối khẳng định.

Chủ tịch UBND xã An Dũng Đinh Văn Phiên cho hay: Nhờ sự quan tâm của tỉnh và huyện trong việc bố trí đủ đất lâm nghiệp, nông nghiệp cho bà con sản xuất, đến nay, đời sống kinh tế của người dân địa phương đã cơ bản ổn định. “Bây giờ có thể yên tâm rồi! Bà con đã biết bám đất, bám ruộng, bám rừng, biết chăn nuôi, trồng trọt, biết buôn bán, kinh doanh để phát triển kinh tế hộ… Cuộc sống của bà con đã có nhiều khởi sắc”, ông Phiên chia sẻ thêm.

Ngôi làng kiểu mẫu

Hồ thủy lợi Ðồng Mít có dung tích 90 triệu m3, với tổng mức đầu tư 2.142 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh Bình Định, với mục đích góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội 4 huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Mỹ. Khi thực hiện Dự án này, có 890 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 478 hộ gia đình ở xã An Dũng phải di dời đến nơi ở mới.

Được an cư tại nơi ở mới, người dân An Dũng tập trung sản xuất phát triển kinh tế.
Được an cư tại nơi ở mới, người dân An Dũng tập trung sản xuất phát triển kinh tế

Theo ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, thực tế trong quá trình triển khai cũng có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người đắn đo, lo lắng về tương lai khi chuyển đến nơi ở mới. Nhưng nhờ cách làm công khai, minh bạch, bà con đã chấp nhận di dời đến nơi ở mới và xây dựng nhà cửa khang trang.

“Đối với đồng bào DTTS, vấn đề định canh là rất quan trọng và đã sản xuất thì phải sản xuất lúa nước mới ổn định, lâu dài, chứ để bà con làm rẫy sẽ dễ xảy ra tình trạng du canh du cư. Đặc biệt, đối với đất ruộng, chúng tôi sẽ vận chuyển lớp đất mặt ở làng cũ về làng mới. Việc này vừa bảo đảm độ phì nhiêu cho đất ruộng mới, vừa giúp bà con đỡ nhớ nơi ở cũ, dù sao cũng còn đất của cha ông. Vậy nên, đồng bào đồng lòng và ưng bụng lắm”, ông Lâm chia sẻ thêm.

Việc học tập của con em đồng bào Hrê tại Khu TĐC mới được quan tâm đầu tư. Thầy Huỳnh Văn Nhịn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Dũng cho hay: “Trường có khoảng 160 học sinh theo học ở 6 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Với điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, địa điểm trường học tập trung nên việc quản lý, dạy học của nhà trường đã dần tốt hơn.

Những ngôi nhà truyền thống xen lẫn những ngôi nhà hiện đại tạo nên một bức tranh đẹp ở Khu TĐC An Dũng
Những ngôi nhà truyền thống xen lẫn những ngôi nhà hiện đại tạo nên một bức tranh đẹp ở Khu TĐC An Dũng

Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân cũng được chính quyền địa phương chăm lo, Trạm Y tế xã bố trí bác sĩ, giường bệnh, vật tư trang thiết bị y tế đảm bảo, tổ chức tốt hoạt động khám, chữa bệnh. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100% dân số. Các chính sách an sinh xã hội được xã quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chia sẻ: Phải di chuyển đến nơi ở mới để nhường đất cho Dự án Hồ thủy lợi Đồng Mít là một sự hy sinh rất lớn của người dân An Dũng. Để bù đắp lại, lãnh đạo tỉnh hỗ trợ tối đa, vận dụng tất cả chính sách để bà con đến nơi ở mới có cuộc sống tốt hơn, điều kiện canh tác tốt hơn. Đến thời điểm này có thể nói, Nhân dân xã An Dũng đã ổn định cuộc sống mới ở nơi TĐC. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con nay đã thay đổi nhiều. Và đây là một khu dân cư vùng DTTS kiểu mẫu của tỉnh Bình Định.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.