Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc của đồng bào dân tộc Mông, Dao

Vàng Ni - Thảo Quyên - 06:27, 21/11/2023

Vẽ sáp ong trên vải mộc là một trong số những nghề thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng) được gìn giữ đến ngày nay. Hoa văn vẽ trên vải là những bức họa về thiên nhiên sống động miền sơn cước.

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến, độc đáo của dân tộc Mông và dân tộc Dao. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ dân tộc Mông, Dao đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo... Đặc biệt, người Mông (nhóm Mông hoa) có những bí quyết tạo họa tiết hoa văn trên vải hết sức độc đáo và phong phú. Họ thêu không có mẫu vẽ sẵn mà bằng trí nhớ, thêu ở mặt trái, hoa văn hiện lên ở mặt phải vải với các mô típ hoa văn phong phú hàm chứa những giá trị đẹp đẽ. Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên vải cho thấy ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển.


Như đã đưa tin, vừa qua, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc. Chương trình nằm trong khuôn khổ sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”, nhân dịp kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình “Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Vừa qua, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc. Chương trình nằm trong khuôn khổ sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”, nhân dịp kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Cùng với việc phát triển nông nghiệp, từ xa xưa, đồng bào các dân tộc Mông, Dao (Dao Tiền) đã phát triển một số nghề thủ công đặc sắc như dệt vải, thêu hoa văn thổ cẩm,… trong đó có kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải mộc.
Cùng với việc phát triển nông nghiệp, từ xa xưa, đồng bào các dân tộc Mông, Dao (Dao Tiền) đã phát triển một số nghề thủ công đặc sắc như dệt vải, thêu hoa văn thổ cẩm,… trong đó có kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải mộc.
Sáp ong vẽ trên vải mộc được dùng là sáp của loài ong khoái. Tổ ong khoái được đồng bào các dân tộc thiểu số bảo vệ từ xưa đến nay. Ong đến làm tổ trong các hang, có tổ cao đến 1m.
Sáp ong vẽ trên vải mộc được dùng là sáp của loài ong khoái. Tổ ong khoái được đồng bào các DTTS bảo vệ từ xưa đến nay. Ong đến làm tổ trong các hang, có tổ cao đến 1m.
 Mùa xuân ong về, thu sang ong đi. Độ tháng 6 tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp để bà con các dân tộc Mông, Dao tiến hành thu hoạch sáp ong. Là một trong số những nghệ nhân người Mông, chị Sùng Y Thanh (Hòa Bình) chia sẻ: “Mình cứ thu hoạch rồi chia cho cả làng, năm được nhiều thì 2kg, năm ít được 1kg, sáp ong được dùng để vẽ họa tiết trên các trang phụ truyền thống”.
Mùa xuân ong về, thu sang ong đi. Độ tháng 6 tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp để bà con các dân tộc Mông, Dao tiến hành thu hoạch sáp ong. Là một trong số những nghệ nhân người Mông, chị Sùng Y Thanh (Hòa Bình) chia sẻ: “Mình cứ thu hoạch rồi chia cho cả làng, năm được nhiều thì 2kg, năm ít được 1kg, sáp ong được dùng để vẽ họa tiết trên các trang phục truyền thống”.
Khi in thì đun sáp ong nóng vừa, nhiệt độ khoảng 70-80 độ C, đủ để sáp bám vào vải.
Khi in thì đun sáp ong nóng vừa, nhiệt độ khoảng 70-80 độ C, đủ để sáp bám vào vải.
Dụng cụ để vẽ hoa văn được gọi là bút vẽ. Với người dân tộc Mông, bút vẽ có cán làm bằng tre. Ngòi được tạo bời các miếng đồng hình thang chéo nhau, có khoang trống nhỏ để chứa sáp.
Dụng cụ để vẽ hoa văn được gọi là bút vẽ. Với người dân tộc Mông, bút vẽ có cán làm bằng tre. Ngòi được tạo bỡi các miếng đồng hình thang chéo nhau, có khoang trống nhỏ để chứa sáp.
Với phụ nữ Dao Tiền, họ sử dụng các dụng cụ bằng tre vót mỏng, hơi trên lửa thành hình tam giác, gọi là gòee. Họ thường làm từ 5-10 gòee có kích thước từ 1-5cm để tạo các hoa văn khác nhau.
Với phụ nữ Dao Tiền, họ sử dụng các dụng cụ bằng tre vót mỏng, hơ trên lửa thành hình tam giác, gọi là gòee. Họ thường làm từ 5-10 gòee có kích thước từ 1-5cm để tạo các hoa văn khác nhau.
Bên cạnh các loại bút vẽ truyền thống, các dân tộc còn sáng tạo thêm các khuôn đúc hoa văn hiện đại, giúp rút ngắn thời gian làm sản phẩm.
Bên cạnh các loại bút vẽ truyền thống, các dân tộc còn sáng tạo thêm các khuôn đúc hoa văn hiện đại, giúp rút ngắn thời gian làm sản phẩm.
Sau khi in xong, người ta đem vải đi nhuộm chàm. Nhuộm xong phơi nắng cho khô, cứ nhiều lần như vậy cho đến khi lên màu đẹp. Công đoạn này kéo dài 4-7 ngày (đối với người Mông) và 20-30 ngày (đối với người dân tộc Dao Tiền).
Sau khi in xong, người ta đem vải đi nhuộm chàm. Nhuộm xong phơi nắng cho khô, cứ nhiều lần như vậy cho đến khi lên màu đẹp. Công đoạn này kéo dài 4-7 ngày (đối với người Mông) và 20-30 ngày (đối với người dân tộc Dao Tiền).
Tham dự buổi trải nghiệm, bạn Nguyễn Minh Hiểu Lê (Lớp 7A2.1, Trưởng THCS Ngô Sĩ Liên) tâm sự: “Buổi trải nghiệm giúp con trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, hiểu hơn về kỹ thuật vẽ sáp ong của người dân tộc Dao Tiền”.
Tham dự buổi trải nghiệm, bạn Nguyễn Minh Hiểu Lê (Lớp 7A2.1, Trưởng THCS Ngô Sĩ Liên) tâm sự: “Buổi trải nghiệm giúp con trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, hiểu hơn về kỹ thuật vẽ sáp ong của người Dao Tiền”.
Chị Nguyễn Hoài Phương (Hà Nội) chia sẻ: “Chị rất thích sự kiện giới thiệu văn hóa cũng như những nghề truyền thống của dân tộc. Chị rất vui vì được hiểu thêm phần nào cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số”.
Chị Nguyễn Hoài Phương (Hà Nội) chia sẻ: “Chị rất thích sự kiện giới thiệu văn hóa cũng như những nghề truyền thống của dân tộc. Chị rất vui vì được hiểu thêm phần nào cuộc sống của bà con DTTS”.
Họa tiết hoa văn trên váy, áo của các dân tộc hết sức độc đảo. Với người Dao Tiền là quả trám, đồi cao,… còn với người Mông ấy là hình xoắn ốc, là hình bông hoa, mặt trời,… Song tất cả các họa tiết ấy đều là kết tinh tri thức dân gian quý giá, phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển. Mỗi họa tiết, hoa văn đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người.
Họa tiết hoa văn trên váy, áo của các dân tộc hết sức độc đáo. Với người Dao Tiền là quả trám, đồi cao,… còn với người Mông ấy là hình xoắn ốc, là hình bông hoa, mặt trời,… Song tất cả các họa tiết ấy đều là kết tinh tri thức dân gian quý giá, phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển. Mỗi họa tiết, hoa văn đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người.
Chương trình không chỉ thu hút các bạn học sinh, sinh viên mà còn có khách du lịch trong và ngoài nước.
Chương trình không chỉ thu hút các bạn học sinh, sinh viên mà còn có khách du lịch trong và ngoài nước.
Bà Frances Crawford (Australia) nói: “Tôi thực sự rất vui khi được tham gia vào chương trình này. Chúng tôi đã thực hiện một số tác phẩm vẽ bằng sáp ong. Tôi còn mua một số sản sẩm truyền thống của người Dao Tiền để lưu lại kỷ niệm”.
Bà Frances Crawford (Australia) nói: “Tôi thực sự rất vui khi được tham gia vào chương trình này. Chúng tôi đã thực hiện một số tác phẩm vẽ bằng sáp ong. Tôi còn mua một số sản phẩm truyền thống của người Dao Tiền để lưu lại kỷ niệm”.
Bên cạnh hoạt động trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc, khách tham quan còn được mặc thử những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông và Dao Tiền.
Bên cạnh hoạt động trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc, khách tham quan còn được mặc thử những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông và Dao Tiền.
Trước xu thế hội nhập, thời trang ngày càng hiện đại, song chị Bàn Thị Liên vẫn tin rằng: “Trang phục của dân tộc mình sẽ không bao giờ mai một vì chiếc áo, chiếc váy ấy theo người Dao Tiền suốt cuộc đời. Thế hệ sau tiếp nối các thế hệ trước, kế thừa, gìn giữ và phát triển”. Chị cũng hi vọng truyền thống dân tộc mình sẽ lan tỏa khắp nơi, khắp mọi miền Tổ quốc.
Trước xu thế hội nhập, thời trang ngày càng hiện đại, song chị Bàn Thị Liên vẫn tin rằng: “Trang phục của dân tộc mình sẽ không bao giờ mai một vì chiếc áo, chiếc váy ấy theo người Dao Tiền suốt cuộc đời. Thế hệ sau tiếp nối các thế hệ trước, kế thừa, gìn giữ và phát triển”. Chị cũng hi vọng truyền thống dân tộc mình sẽ lan tỏa khắp nơi, khắp mọi miền Tổ quốc.
Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.