Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Thanh Hải - 20:24, 25/07/2025

Thảm họa lũ lụt đi qua, để lại những bản làng xơ xác, tiêu điều. Cho đến cuối chiều 25/7, thì nhiều bản làng ở Nghệ An vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được, đối mặt với “nhiều không”.

Vùng miền núi Nghệ An tính đến đêm 24/7 vẫn còn 2 xã bị cô lập hoàn toàn, 2 xã bị cô lập một phần
Vùng miền núi Nghệ An tính đến đêm 24/7 vẫn còn 2 xã bị cô lập hoàn toàn, 2 xã bị cô lập một phần

Suốt 3 ngày lũ vừa qua, chúng tôi đã cố kết nối nhưng vẫn không thể nói chuyện với được với Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm Nguyễn Văn Long. Và khi nối được máy vào chiều 25/7, ông Long nói rất vội vàng: Mới kết nối được với mấy bản ngoài. Còn gần 22 bản vùng trong vẫn không kết nối được, do đường giao thông đã bị trôi và sạt lở rất nhiều. Chúng tôi đang cắt rừng, lội bộ tìm cách tiếp cận, nhưng rất khó khăn.

Bị cô lập, hạ tầng thông tin liên lạc và lưới điện bị gãy đổ, hư hỏng, thành ra, những bản làng ấy phút chốc thành vùng đất không đường giao thông, không sóng điện thoại, không điện thắp sáng…

4 bản làng phía bên kia sông của xã Tương Dương phút chốc bị cô lập, đối mặt với quá nhiều khó khăn, vất vả do mưa lũ để lại
4 bản làng phía bên kia sông của xã Tương Dương phút chốc bị cô lập, đối mặt với quá nhiều khó khăn, vất vả do mưa lũ để lại

Câu chuyện ở Hữu Kiệm cũng là thảm cảnh xót xa ở nhiều bản làng khác nơi cơn lũ đi qua của vùng biên cương xứ Nghệ. Theo đó, xã Tương Dương cũng đang có 4 bản bên kia sông bị cô lập, khó tiếp cận. Hai cây cầu treo nối các bản Lạ, bản Chắn, bản Lau, bản Mác của xã Tương Dương ra đường lớn đã bị lũ đánh tan tành, để lại đôi mố cầu nằm tênh hênh bên dòng nước đục ngàu.

Cầu dân sinh, hạ tầng lưới điện, thông tin liên lạc, hệ thống nước sinh hoạt bị đánh sập, gãy đổ, vùi lấp… khiến hơn 400 hộ dân bên kia bờ sông Cả của xã Tương Dương thành những bản “nhiều không”. Chủ tịch UBND xã Tương Dương Nguyễn Hồng Tài cho hay: Chúng tôi đang nỗ lực tiếp cận bằng thuyền, nhưng phải lái rất giỏi mới đi được. Bà con đang thiếu những nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất. Cuộc sống muôn vàn khó khăn.

Phía sau cầu treo bản Chắn xã Tương Dương bị sập là những hộ dân đang bị cô lập, đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường nhật
Phía sau cầu treo bản Chắn xã Tương Dương bị sập là những hộ dân đang bị cô lập, đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường nhật

Vốn ngày thường đã bị cô lập, nay lũ về, 2 bản Cà Moong và Xốp Cháo nằm giữa lòng hồ thủy điện Bản Vẽ của xã Lượng Minh rơi vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Cà Moong và Xốp Cháo là 2 bản thuần người Khơ Mú, có gần 300 hộ với 1.217 khẩu.

Cuộc sống thường ngày đã khó khăn, nay gặp cảnh mưa lũ, càng khó khăn thêm bội phần. Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Nguyễn Văn Hòa rốt suột: Chúng tôi rất nóng lòng, đã thử bằng mọi cách nhưng không thể liên lạc; cũng như tiếp cận được với 2 bản giữa lòng hồ thủy điện Bản Vẽ này. Nước hồ thủy điện vẫn neo cao, công tác tiếp cận bằng đường thủy như ngày thường là đánh đu với tính mạng.

Cầu treo Xốp Mạt cửa ngõ thông thương của 4 xã vùng trong thuộc xã Lượng Minh tan hoang sau lũ
Cầu treo Xốp Mạt cửa ngõ thông thương của 4 xã vùng trong thuộc xã Lượng Minh tan hoang sau lũ

Theo một số liệu được ngành chức năng tỉnh đưa ra, tính đến đêm 24/7, ở Nghệ An vẫn đang có 2 xã bị cô lập hoàn toàn với 41 bản; là Hữu Kiệm 22 bản và Nhôn Mai 19 bản. Tính ra, số hộ dân 2 xã này bị cô lập là 3.518 hộ với 16.474 khẩu. Ngoài ra, còn có 22 xã bị cô lập một phần với 155 bản, 14.569 hộ và 63.209 khẩu.

Ngày mai và những ngày tiếp theo, khi lũ rút, việc tiếp cận các bản làng bị cô lập, đang rơi vào cảnh nhiều không may ra mới có cơ thực hiện. Chừng nào, việc kết nối, tiếp cận các bản làng còn chưa thể làm được, thì chừng đó, cuộc sống sau lũ của người dân còn rất đỗi khó khăn, vất vả.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.