Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022

Lê Vũ - 14:11, 26/05/2022

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 1672/KH-UBND về Tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022 của Thành phố, với chủ đề “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”.

Một góc công trình “Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1”, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2022
Một góc công trình “Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1”, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2022

Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022 sẽ tập trung thực hiện trên địa bàn toàn Thành phố và kết thúc vào ngày 10/6. Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu từng sở, ngành, đơn vị Thành phố và các địa phương triển khai sâu rộng trên toàn Thành phố, phù hợp với điều kiện tình hình của địa phương, góp phần chủ động phòng ngừa thiên tai.

Cụ thể, thông các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, trang thông tin điện tử, Áp phích, tờ bướm, băng rôn… hướng dẫn cơ sở, người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho cộng đồng; các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về phòng chống thiên tai.

Đồng thời, chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phòng, chống thiên tai tại cơ quan, cộng đồng cũng như tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai.

UBND Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng. Kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc “3 sẵn sàng”.

Đồng thời, tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập úng, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biến...). Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện các nội dung kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai.