Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

"Sống lại" trang phục người Phù Lá

Văn Hoa - 10:28, 15/08/2024

Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.

Ông Đặng Văn Lả (ngoài cùng bên trái) thăm quan nhà trưng bày các hiện vật dân tộc Phù Lá tại gia đình Nghệ nhân ưu tú Đặng Thị Thanh
Ông Đặng Văn Lả (ngoài cùng bên trái) thăm quan nhà trưng bày các hiện vật dân tộc Phù Lá tại gia đình Nghệ nhân ưu tú Đặng Thị Thanh

Nguy cơ mai một 

Người Phù Lá, sinh sống tập trung ở 2 thôn Ngòi Nhầy và Trạng Xô, xã Châu Quế Thượng , huyện Văn Yên (Yên Bái) với gần 900 nhân khẩu. Từ xa xưa, người Phù Lá đã biết trồng bông để tự dệt vải, khâu vá, thêu thùa, tạo ra những bộ trang phục mang bản sắc riêng của mình.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đặng Văn Lả, dân tộc Phù Lá, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng bộc bạch, đã có thời gian, trang phục của người dân tộc Phù Lá bị mai một, có nguy cơ thất truyền, người dân không còn mặc trang phục dân tộc trong cuộc sống thường ngày và có rất ít người biết may, thêu bộ trang phục truyền thống.

Theo ông Lả, thời điểm trước năm 2019, toàn xã Châu Quế Thượng chỉ còn 9 bộ trang phục nữ giới, những bộ này chỉ được mặc trong dịp lễ, Tết, lễ hội hoặc một dịp trọng đại của địa phương, của dân tộc.

Nhận thấy việc bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Phù Lá, là một yêu cầu cấp bách, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên và ngành Văn hóa tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp bảo tồn và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Theo ông Lả, năm 2020, ông là Bí thư Đảng ủy xã, đã cùng với nhiều cán bộ xã lên trực tiếp thôn Nậm Địa, xã Hợp Thành (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) mời các nghệ nhân người Phù Lá về xã Châu Quế Thượng hướng dẫn, cùng thêu thùa với các nghệ nhân, người dân về trang phục truyền thống. Sau 30 ngày, các nghệ nhân "cầm tay chỉ việc", vừa dạy, vừa thêu cùng các học viên mới đã làm được 2 bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh.

Cũng theo ông Lả, vì bộ trang phục truyền thống có rất nhiều chi tiết, và rất khó thêu nên người thợ lành nghề phải mất cả tháng trời mới làm được một bộ hoàn chỉnh. Nếu mua thì phải mất 3,5 triệu đồng/bộ. Nên chỉ những gia đình có điều kiện mới mua để mặc.

Nhiều giải pháp để bảo tồn trang phục

Giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH đối với dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, với tổng kinh phí 42,6 tỷ đồng. Nhờ đó, bản sắc văn hóa cũng như trang phục của dân tộc Phù Lá đã được khôi phục, bảo tồn và phát huy.

Bà Đinh Thị Hồng Loan, Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng cho biết, triển khai thực hiện Đề án, địa phương đã phối hợp với Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã mở các lớp truyền dạy đan, thêu tại cộng đồng. Theo đó, năm 2020, đã tổ chức 1 lớp truyền dạy đan thủ công truyền thống cho 20 học viên. Trong thời gian 03 tháng, mỗi học viên hoàn thành ít nhất 2 sản phẩm.

Đồng thời, tổ chức 1 lớp thêu và làm trang phục truyền thống cho  30 học viên, (từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020). Sau khi kết thúc khóa học, lớp thêu đã hoàn thành bộ váy áo trang phục Phù Lá và 8 khăn vấn đầu (hay còn gọi là Ư Ti).

Ông Đặng Văn Lả, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng cho hay, việc bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Phù Lá, trong đó có trang phục dân tộc được thực hiện trên địa bàn xã, đã giúp khôi phục lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hiện nay, bà con Nhân dân đã biết cách thêu thùa và tự may cho mình những bộ trang phục truyền thống để diện trong các dịp lễ, Tết.

Nhờ vào sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của ngành văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)
Nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)

Bên cạnh đó, sau khi các lớp học thêu, đan, may trang phục truyền thống do Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức kết thúc, xã Châu Quế thượng đã tiếp tục vận động các nghệ nhân, người cao tuổi trong xã dạy cách thêu cho lớp trẻ; vận động các gia đình cho các cháu học sinh mặc trang phục truyền thống trong trường học. Nhờ đó, người Phù Lá dần có ý thức hơn trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai, thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, trong đó đẩy mạnh việc triển khai Dự án 6 "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch". Đây sẽ là một cơ hội mới cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, văn hóa người Phù Lá nói riêng, trong đó có trang phục truyền thống của người Phù Lá.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.