Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nét đẹp đặc trưng trong trang phục truyền thống của phụ nữ Phù Lá

Hoàng Quý - 23:31, 12/11/2023

Dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, nhưng người Phù Lá vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Một trong số đó là nghề thủ công thêu và may những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét đặc trưng của dân tộc, phù hợp với điều kiện sống ở nơi vùng cao, quanh năm khí hậu lạnh.

Người Phù Lá ở bản Khua Trá, xã Phình Sáng bên nếp nhà sàn thấp cùng trang phục truyền thống
Phụ nữ người Phù Lá với trang phục truyền thống

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, mang đặc trưng dễ nhận biết của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng những năm gần đây không còn được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống, sinh hoạt thường ngày của người dân, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng...

Người Phù Lá thuộc dân tộc thiểu số rất ít người, có tiếng nói riêng, một ngôn ngữ của ngữ chi Lô Lô, thuộc ngữ hệ Tạng - Miến trong hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác, tộc người này sống thành từng bản, từng khu và mỗi bản, khu có vài chục nóc nhà. Với đặc thù về phong tục, tập quán, lối sống, ngày nay, người Phù Lá vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Sự độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ Phù Lá là áo ngắn 5 thân được cách điệu mạnh mẽ, riêng biệt giữa các mảng màu thổ cẩm
Sự độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ Phù Lá, là áo ngắn 5 thân được cách điệu riêng biệt giữa các mảng màu thổ cẩm

Giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, trang phục truyền thống của người Phù Lá được thêu bởi chính bàn tay của những người phụ nữ trong gia đình. Họa tiết hoa văn phong phú, các hình thù biểu trưng giá trị nghệ thuật về thiên nhiên, vạn vật đã tạo điểm nhấn cho trang phục. 

Tại huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), người Phù Lá sinh sống tập trung chủ yếu ở bản Khua Trá, xã Phình Sáng, với 15 hộ, 76 nhân khẩu. Thoạt nhìn kiến trúc nhà ở gần như không thể phân biệt được người Phù Lá và các dân tộc khác, chỉ khi vào tận nhà, nhìn trang phục của phụ nữ Phù Lá mới thấy sự khác biệt.


Các họa tiết sặc sỡ, ấm nóng trên nền vải đen tạo sự độc đáo, nổi bật trong trang phục người phụ nữ
Các họa tiết sặc sỡ, ấm nóng trên nền vải đen tạo sự độc đáo, nổi bật trong trang phục người phụ nữ

Trang phục của phụ nữ Phù Lá rất độc đáo, từ lối tạo dáng, sắc màu hoa văn, họa tiết đều khác biệt, đặc trưng, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Người Phù Lá có đến hơn 20 mẫu hoa văn để làm phong phú và tạo điểm nhấn cho trang phục của mình, trên nền của màu áo chàm tượng trưng cho núi rừng.

Trang phục của phụ nữ Phù Lá thường là áo ngắn với cổ vuông, hoặc tròn thấp, tay áo dài và chui đầu. Kết cấu áo thường là 5 thân, với sự chuyển biến màu sắc, hoa văn mạnh mẽ, riêng biệt chia cắt các vùng như thân áo, ngực áo, cổ áo, tay áo, gấu áo. Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo trong việc tạo dáng và phong cách thẩm mỹ của người Phù Lá. 

Từng đường kim, mũi chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế và nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Phù Lá
Sự khéo léo trong từng đường kim, mũi chỉ của các bà, các mẹ làm nên những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của người Phù Lá

Ngoài sự khác biệt về kết cấu, phong cách, việc phối màu họa tiết, hoa văn trên nền thổ cẩm cũng vô cùng khác biệt, hoa văn trang phục truyền thống của người Phù Lá chủ yếu màu đỏ, vàng, tím… Gam màu nóng được phối trên nền đen càng tôn thêm sự sặc sỡ, ấm áp đặc trưng trong trang phục truyền thống của một dân tộc sinh sống ở vùng cao, khí hậu lạnh, quanh năm mây mù bao phủ. 

Cùng với đó, các họa tiết được thêu trên trang phục truyền thống người Phù Lá rất tối giản, không phải các hoạ tiết cầu kỳ, mà thường là các đường lằn chỉ màu hình vuông được xếp xen kẽ, đối xứng nhau theo chiều dọc hoặc ngang tạo sự hài hòa, bắt mắt.

Bên hiên nhà sàn thấp, các bà, các mẹ nặng lòng với văn hóa truyền thống truyền dạy cho thế hệ trẻ trong nhà
Bên hiên nhà sàn, các bà, các mẹ vẫn đang tiếp tục giữ gìn và truyền dạy nghề thêu thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ

Đến các gia đình người Phù Lá, bên bậc cửa là những người phụ nữ lớn tuổi đang tỉ mỉ thêu từng hoạ tiết hoa văn, với họ từng đường kim, mũi chỉ không đơn giản là để hình thành một bộ trang phục, mà nó mang ý nghĩa bảo tồn những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời, nhất là trong đời sống xã hội hôm nay đang ngày càng phát triển, hội nhập kéo theo sự lai căng, xâm thực giữa các nền văn hóa. 

Người Phù Lá ở Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc
Người Phù Lá ở Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc
Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.