Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Tào Đạt - Như Tâm - 14:02, 08/12/2024

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng được đầu tư hiện đại, đáp ứng được công tác dạy và học
Cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng được đầu tư hiện đại, đáp ứng được công tác dạy và học

Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo dạy và học

Trong giai đoạn 2022-2024, thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi” thuộc Chương trình MTQG 1719, Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng đã được giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp) trị giá 25,5 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2024, Nhà trường đã giải ngân hơn 3,1 tỷ đồng. Nguồn lực này đã được sử dụng để sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, như nhà xưởng, phòng học, ký túc xá, các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho sinh viên. Ngoài ra, Nhà trường còn đầu tư mua sắm trang thiết bị tối thiểu phục vụ đào tạo và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các ngành, nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, chia sẻ: Nguồn vốn đầu tư từ Tiểu dự án 3 đã mang lại hiệu quả lớn, giúp Nhà trường nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, từ đó góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo và đáp ứng nhu cầu dạy và học”.

Trong thời gian tới, trường dự kiến triển khai các gói thầu mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ đào tạo các ngành cao đẳng như Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Hộ sinh, và các ngành nghề khác. Hiện nhà trường đang tiến hành lập thủ tục để trình phê duyệt dự toán chi tiết và kế hoạch lựa chọn nhà thầu”, ông Nguyễn Văn Tâm cho biết thêm.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, việc triển khai Tiểu dự án 3, đã giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn được đầu tư phát triển cơ sở vật chất, chương trình và học liệu đào tạo. Nhờ đó, các cơ sở đáp ứng được nhu cầu dạy và học của hơn 150 ngành nghề, với quy mô tuyển sinh hơn 23.000 người/năm.

Nhờ nguồn vốn từ Tiểu dự án 3, các trường đã đầu tư nâng cấp nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy
Nhờ nguồn vốn từ Tiểu dự án 3, Dự án 5 Chương trình MTQG 1719, Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng đã đầu tư nâng cấp nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Theo Chương trình số 53-CTr/TU của Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, đã xác định mục tiêu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, tỉnh tập trung tư vấn, hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho trên 90% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; phấn đấu thu hút 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tuyển mới đào tạo nghề cho ít nhất 18.000 người/năm.

Đồng thời, tỉnh sẽ đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động, trong đó số lao động ngành du lịch, công nghiệp, nông nghiệp lợi thế của tỉnh chiếm 30%. Phấn đấu duy trì được trên 90% lao động sau đào tạo có việc làm; 65% người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề gắn với việc làm.

Ngoài ra, tỉnh đặt mục tiêu, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 35%. Hằng năm, tạo việc làm cho 28.000 người, trong đó có ít nhất 500 người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 100% thông tin về lao động, việc làm của tỉnh được liên thông vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động.

Đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu 100% trường cao đẳng sẽ đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng có 100% trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao

Về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu 100% trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao, có ít nhất 10 ngành nghề trọng điểm quốc gia, 5 ngành trọng điểm ASEAN, và 4 ngành đạt trình độ đào tạo quốc tế; đồng thời, 100% trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1.

Tầm nhìn đến năm 2045, Sóc Trăng hướng đến xây dựng một nền giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong và ngoài tỉnh, với kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ khu vực và thế giới.

Bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng các chính sách hiệu quả sẽ tiếp tục là đòn bẩy mở ra cơ hội cho người lao động được đào tạo và việc làm, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.