Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sóc Trăng: Đặc sắc Lễ cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Tào Đạt - 09:03, 15/11/2024

Tối 14/11, tại chùa Khleang (thành phố Sóc Trăng) đã diễn ra Lễ cúng trăng của đồng bào Khmer. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng.

Các vị cao niên là người có uy tín trong đồng bào Khmer thực hiện nghi lễ dưới ánh trăng
Các vị cao niên là Người có uy tín trong đồng bào Khmer thực hiện nghi lễ cúng trăng

Lễ cúng trăng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, thể hiện khát vọng và tình cảm của con người đối với con người và con người đối với thiên nhiên.

Ngoài ra, còn có ý nghĩa tâm linh được thể hiện qua các vật cúng và vật trang trí như: Hai cây trụ làm cổng ngay bàn cúng tượng trưng cho “Vành đai vũ trụ”, chiếc bàn tượng trưng cho “Trái đất”, 2 cây mía tượng trưng cho “sự sinh sôi, nảy nở”, 12 lá trầu được treo hai bên cổng tượng trưng cho “12 tháng trong năm và 12 con giáp”… và một số bánh kẹo, khoai củ, cốm dẹp để cúng dâng, tưởng nhớ đến công ơn Thần Mặt Trăng vốn được người Khmer coi là thần bảo hộ cho mùa màng tốt tươi, giúp cho con người làm ăn phát đạt trong năm mới.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng Sơn Pô  cho biết, tổ chức Lễ cúng trăng hằng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của tỉnh Sóc Trăng, để thu hút du khách đến với Sóc Trăng ngày một nhiều hơn. Đồng thời, tôn vinh giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer và nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các DTTS của tỉnh.

Tại buổi lễ, sau lời khấn tạ ơn và đọc kinh cầu phúc là nghi thức đút cốm dẹp. Dưới ánh trăng, đại diện các vị cao niên là Người có uy tín trong đồng bào Khmer tận tay đút từng miếng cốm dẹp cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên… kèm theo những câu hỏi về ước mong, hoài bão trong cuộc sống.

Kết thúc nghi lễ đút cốm dẹp, mọi người cùng thưởng thức các vật lễ đã cúng và xem các nghệ nhân Khmer tái hiện hoạt động làm cốm dẹp của đồng bào Khmer.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.