Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Tào Đạt - 19:27, 13/11/2024

Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

Ghe Ngo được đưa đến đậu dọc 2 bên bờ sông Maspéro
Ghe Ngo được đưa đến đậu dọc 2 bên bờ sông Maspéro

Năm nay, các đội ghe Ngo nam và nữ của chùa Tum Núp (xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) đến tranh tài với tâm thế nỗ lực giữ vững ngôi vô địch của mùa giải trước. Do đó, huấn luyện viên của chùa Tum Núp chú trọng đầu tư hơn vào kỹ thuật bơi, tăng cường nhiều bài tập luyện tăng tốc độ bơi để sớm về đích. Các đội đua cũng duy trì thời gian tập luyện như mọi năm, cụ thể, 1 tháng rưỡi đối với 2 đội ghe nam và 1 tháng của đội ghe nữ.

Anh Lý Minh - vận động viên đội ghe Ngo nam chùa Tum Núp, chia sẻ: “Đến thời điểm này, các ghe Ngo của chùa đã sẵn sàng cho giải đua. Để tạo sự phấn khích cho cả đội, năm nay, nhà chùa đã vận động kinh phí để tu bổ, sửa chữa, thay cần câu mới, sơn hoa văn… với kinh phí khoảng 200 triệu đồng”.

Đưa chiếc ghe Ngo vừa được đóng mới với kinh phí khoảng 380 triệu đồng đến tranh tài trong mùa giải năm nay, các vận động viên trong đội ghe Ngo của chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) mang theo tinh thần nhiệt huyết, góp phần tạo nên nhiều kịch tính cho giải đấu.

Anh Lâm Minh Thượng - thành viên huấn luyện viên đội ghe Ngo chùa Bốn Mặt, cho biết: “Khác với những mùa giải trước, năm nay chùa Bốn Mặt tổ chúc tập dợt sớm hơn. Năm nay ghe mới, cầu thủ mới, tập phong cách bơi khác, các vận động viên cũng rất cố gắng, đồng lòng”.

Các đội đua chuẩn bị những bước cuối cùng cho giải đua
Các đội đua chuẩn bị những bước cuối cùng cho giải đua

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nguồn vận động từ các chùa, nhiều chùa đã đóng ghe Ngo mới, góp phần đưa môn thể thao đua ghe Ngo truyền thống ngày càng phát triển sâu rộng. Nhiều huyện, thị xã, thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các chùa tham gia Lễ hội.

Với đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Ghe Ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe Ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và luôn có lòng yêu thích khi được tham gia cùng góp một phần công sức cho đội ghe và thôn xóm của mình. Từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội, nhiều gia đình đồng bào Khmer còn tự bỏ tiền ra để lo cho cả đội ghe Ngo. Chính điều đó tạo động lực cho các đội ghe Ngo nỗ lực trên đường đua.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, giải đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer là hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

Giải năm nay thu hút 60 đội ghe Ngo của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham gia tranh tài; trong đó, tỉnh Sóc Trăng có 48 đội (45 đội nam và 3 đội nữ), 12 đội ghe còn lại đến từ các chùa của tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang (8 đội nam và 4 đội nữ).

Giải sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/11 tại dòng sông Maspéro, thành phố Sóc Trăng. Các đội ghe Ngo nam tranh tài cự ly 1.200m và đội ghe Ngo nữ tranh tài cự ly 1.000m.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.