Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Nam: Sắp diễn ra Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu lần IV

T.Nhân - H.Trường - 02:14, 17/07/2024

Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/7, tại xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Lễ hội gồm nhiều hoạt động đặc sắc, mang tính gắn kết cộng đồng, cũng như mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo.

Lễ hội văn hóa truyền thống Cơ Tu hứa hẹn với những màn trình diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu hứa hẹn với những màn trình diễn nghệ thuật hấp dẫn

Chiều 16/7, ông Arất Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, cho biết sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh, Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu xã Sông Kôn lần thứ IV hứa hẹn sẽ tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa mang đậm sắc màu truyền thống Cơ Tu, với điểm nhấn là không gian trình diễn Tâng tung Da dá tập thể, quy tụ hàng trăm nghệ nhân, diễn viên địa phương tham gia.

Ngoài trình diễn Tâng tung Da dá, du khách có cơ hội hòa mình vào những nhịp trống, nhịp cồng chiêng đa âm điệu do các nghệ nhân trình diễn; trình diễn trang phục truyền thống. Cũng tại lễ hội lần này, hội thi nói lý, hát lý cũng quy tụ nhiều nghệ nhân, diễn viên đến từ nhiều buông, làng ở địa phương, hứa hẹn sẽ hấp dẫn những người tham gia.

Điểm mới so với các lần tổ chức trước đây, lễ hội năm nay sẽ được lồng ghép triển khai tổng kết hoạt động xây dựng đời sống văn hóa gắn với công tác bảo tồn các giá trị truyền thống. Ngoài ra, lễ hội còn trưng bày triển lãm sản phẩm đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, bày bán các mặt hàng nông sản... phục vụ người dân và du khách tham quan, mua sắm.

Lễ hội là dịp tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, hướng đến hình thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.
Lễ hội là dịp tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, hướng đến hình thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.

Lễ hội là sự kiện quan trọng của đồng bào địa phương, được duy trì tổ chức theo định kỳ 5 năm 1 lần. Qua đó góp phần động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng, đề cao lòng nhân ái...

“Ngoài ra, Lễ hội còn là dịp tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, hướng đến hình thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu trải nghiệm, khám phá của du khách khi đặt chân đến với địa phương”, ông Arất Trung nói thêm.



Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.