Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Thúc đẩy bình đẳng giới (Bài 1)

Thúy Hồng - 3 giờ trước

Vấn đề bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước xác định, là một trong các mục tiêu quan trọng và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó giúp chị em vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thu hẹp khoảng cách giới

30 năm kể từ khi Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua, Hội LHPN Việt Nam không chỉ góp phần vào những thay đổi về chính sách, mà Hội còn trực tiếp mang đến những chương trình hỗ trợ thiết thực, giúp phụ nữ Việt Nam phát triển kinh tế, đảm bảo quyền lợi và hội nhập quốc tế, trở thành lực lượng tiên phong trong hành trình thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. 

Trong 3 nhiệm kỳ đại hội Đảng gần đây (2010 - 2015; 2015 - 2020; 2020 - 2025), cán bộ nữ tham gia ban thường vụ, thường trực (bí thư, phó bí thư) của 3 cấp tại địa phương (tỉnh, huyện, xã) đều tăng. Đến nay, tỷ lệ trung bình nữ cấp ủy ở cấp tỉnh đạt trên 15%, cấp huyện đạt trên 20% và cấp xã đạt trên 25%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV (2021-2026) đạt 30,26%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 25%. (Số liệu tính theo đầu nhiệm kỳ).


Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xếp hạng thế giới của Việt Nam về bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trong số 146 quốc gia
Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xếp hạng thế giới của Việt Nam về bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trong số 146 quốc gia

Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ Việt Nam không chỉ tham gia mạnh mẽ vào lực lượng lao động, mà còn có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế. Phụ nữ chiếm 46,8% lực lượng lao động của cả nước; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ đạt 63% (năm 2024), thuộc nhóm cao trên của thế giới. Hiện nay, phụ nữ sở hữu 26,5% tổng số doanh nghiệp (năm 2020). Đây là tỉ lệ tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Chính sách phổ cập giáo dục đã giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách giới trong tiếp cận tri thức. Kết quả nghiên cứu về bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố tháng 2/2025 cho thấy, năm 2016-2017, sinh viên nữ chiếm khoảng 52,8% tổng số sinh viên. Con số này tăng dần theo thời gian và đạt 54,2% vào năm 2021-2022.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ cũng được cải thiện đáng kể. Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm 6 lần trong 30 năm qua, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990, xuống còn khoảng 40/100.000 trẻ đẻ sống những năm gần đây.

Bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã duy trì động lực thúc đẩy bình đẳng giới trong nhiều năm qua. Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xếp hạng thế giới của Việt Nam về bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trong số 146 quốc gia (theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố năm 2023).

Chị Thạch Thị Chal Thi, dân tộc Khmer ở Trà Vinh đã khôi phục và phát triển thành công nghề thu mật truyền thống từ hoa dừa
Chị Thạch Thị Chal Thi, dân tộc Khmer ở Trà Vinh đã khôi phục và phát triển thành công nghề thu mật truyền thống từ hoa dừa

Truyền cảm hứng để đạt được bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới

Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Câu chuyện của chị Thạch Thị Chal Thi, là tấm gương phụ nữ Khmer tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh, trở thành người truyền cảm hứng cho những người muốn khởi nghiệp, nhất là phụ nữ và đồng bào DTTS.

Thạch Thị Chal Thi, sinh năm 1989 trong một gia đình thuần nông ở huyện Tiểu Cần. Nhiều năm liền, chứng kiến cảnh giá dừa khô liên tục biến động do nhu cầu tiêu thụ và thị trường xuất khẩu không ổn định, người trồng dừa thường xuyên gặp khó khăn, Chal Thi đã mày mò nghiên cứu, khôi phục nghề thu mật truyền thống từ hoa dừa của người Khmer-một nghề đã bị thất truyền ở địa phương từ rất lâu.

Năm 2019, Công ty TNHH Trà Vinh FARM (Sokfarm) ra đời, đánh dấu điểm khởi đầu cho hành trình đưa sản phẩm mật hoa dừa đến người tiêu dùng. Sản phẩm nước uống mật hoa dừa của Sokfarm đạt OCOP 5 sao và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. 

Công ty của chị Thạch Thị Chal Thi giúp thu nhập người trồng dừa tăng đáng kể; đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động tại địa phương, với mức lương trên 05 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ tại Diễn đàn Diễn đàn truyền thông liên thế hệ “Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới” ngày 25/3 vừa qua, chị Thạch Thị Chal Thi cho biết: Trước đây, chị em phụ nữ Khmer làm việc không theo khuôn khổ, lúc làm lúc nghỉ nên cần có sự bao dung, đồng cảm để dẫn dắt họ và từng bước thay đổi họ trong cách làm việc. Cùng là phụ nữ DTTS với nhau nên cũng thuận lợi khi trao đổi công việc, nắm bắt tâm tư, điều này cũng góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Câu chuyện truyền cảm hứng của chị Thạch Thị Cha Thi đã thể hiện nỗ lực trong hành trình chinh phục ước mơ và khát vọng. Chị đã trở thành những gương phụ nữ DTTS điển hình mạnh mẽ, nỗ lực khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong "kỷ nguyên mới"
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong "kỷ nguyên mới"

Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2025 từ các hoạt động thuộc Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi do Hội LHPN Việt Nam chủ trì,  đã thiết kế nhiều hoạt động hỗ trợ, xây dựng mô hình, tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng... Từ đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Những năm qua Hội luôn giữ vai trò tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua triển khai nhiều chương trình, hoạt động tại các cấp Hội. Những hoạt động này không chỉ góp phần cải thiện đời sống của phụ nữ mà còn tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để phụ nữ phát triển toàn diện, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển toàn diện và tiến bộ xã hội.

Theo bà Tuyến, trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ cần phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình một cách tích cực, thể hiện tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên và xây dựng người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.