Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Sỹ Hào - 11 giờ trước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Với trách nhiệm từ trái tim, mục tiêu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025 là ý chí của cả hệ thống chính trị. Chương trình đã và đang trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.
Với trách nhiệm từ trái tim, mục tiêu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025 là ý chí của cả hệ thống chính trị. Chương trình đã và đang trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp

Gỡ “nút thắt” về đất ở

Ngày 15/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã ban hành Công văn số 1066/BNNMT-QLĐĐ về việc hướng dẫn các địa phương bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở. Hướng dẫn của Bộ NN&MT cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ ba của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (tổ chức ngày 10/3/2025).

Trong Công văn số 1066/BNNMT-QLĐĐ, Bộ NN&MT đề nghị các địa phương rà soát, ưu tiên bố trí đất ở đối với hộ có khó khăn về đất ở theo hình thức giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 124 và Điều 157 của Luật Đất đai năm 2024.

Bộ NN&MT cũng đề nghị các địa phương rà soát diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường để công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất (trong đó có đất ở) mà có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh trước ngày 01/7/2004; hoặc thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai để giao cho người dân không có đất ở theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia khởi công xây nhà mới cho hộ gia đình ông Xa Văn Vọng, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 tổ chức ngày 13/4/2024.(Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia khởi công xây nhà mới cho hộ gia đình ông Xa Văn Vọng, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 tổ chức ngày 13/4/2024.(Ảnh: VGP)

Hướng dẫn của Bộ NN&MT chính là “chìa khóa” để giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Bởi việc thiếu (hoặc không có) đất ở, có đất ở nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những “nút thắt” trong thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở lâu nay.

Theo quy định hiện hành, một điều kiện cơ bản để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát là trước hết, hộ nghèo thuộc đối tượng thụ hưởng phải có đất ở và có sổ đỏ. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều hộ đồng bào DTTS chưa có đất ở; ngoài ra còn không ít hộ có đất nhưng chưa được cấp sổ đỏ.

Theo số liệu rà soát của cơ quan soạn thảo Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 thì toàn vùng còn hơn 24.000 hộ chưa có đất ở. Ngoài ra, số lượng hộ có đất ở nhưng chưa có sổ đỏ, dù chưa được thống kê nhưng dự báo cũng không hề ít.

Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến việc triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở thuộc Dự án 1 – Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) gặp khó khăn. 

Trong đó, việc tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP từ Ngân hàng Chính sách xã hội cũng không thuận lợi do nhiều hộ đồng bào DTTS thuộc diện thụ hưởng, nhưng chưa có đất ở hoặc có nhưng chưa được cấp sổ đỏ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo Trung ương cho 05 tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo Trung ương cho 05 tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái)

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 (tổ chức ngày 30/12/2024), dự kiến hết năm 2025, dư nợ cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP là khoảng 3.800 tỷ đồng, chỉ đạt 19% so với dự kiến đặt ra trong Chương trình MTQG 1719 (19.727 tỷ đồng).

Một trong những nguyên nhân được Ngân hàng Nhà nước xác định là do, trong quá trình triển khai cho vay vốn tín dụng ưu đãi về nhà ở, một số địa phương không còn hoặc chưa bố trí được quỹ đất ở để giao cho hộ dân; hoặc đất chủ yếu là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa cấp sổ đỏ cho người dân.

Vướng mắc này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chia sẻ với chính quyền địa phương các cấp và người dân trong các chuyến công tác về cơ sở. Gần đây (ngày 08/4/2025), khi dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho một số hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, hiện nhiều hộ gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS còn rất nhiều khó khăn; trong đó, khó khăn nhất ở nông thôn là vấn đề đất ở, đất sản xuất nên phải có cơ chế để khơi thông.

Huy động mọi nguồn lực

Vướng mắc lớn nhất về bố trí quỹ đất để hỗ trợ về nhà ở đã được Trung ương hướng dẫn tháo gỡ; điều cần thiết lúc này là căn cứ vào hướng dẫn của Trung ương, các địa phương cần quyết liệt, linh hoạt trong thực hiện để đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thực hiện nghi thức bàn giao nhà mới cho hộ đồng bào DTTS tại huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thực hiện nghi thức bàn giao nhà mới cho hộ đồng bào DTTS tại huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thực tế, hiện nhiều địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp sáng tạo nhằm huy động mọi nguồn lực để “về đích” sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với tinh thần ai có công giúp công, ai có của thì giúp của, ai có nhiều thì giúp nhiều, ai có ít giúp ít, nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa đã được ở trong những ngôi nhà kiên cố, ấm áp nghĩa tình.

Như ở Hà Giang - một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đời sống của đại bộ phận người dân còn khó khăn nên ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước thì việc huy động vốn đối ứng của gia đình rất hạn chế. Do đó, để giảm tiền công xây dựng, người dân trong thôn bản đã đổi công cho nhau, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Với giải pháp này, cùng với vốn hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, những ngôi nhà “3 cứng” đong đầy tình làng, nghĩa xóm đang hiện hữu ở vùng cao núi đá, góp phần đưa tỉnh nghèo Hà Giang băng băng “về đích” Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tính đến ngày 04/4/2025, toàn tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng 4.222/10.688 nhà; trong đó 2.567 nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đặc biệt, thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, theo kế hoạch, tỉnh Hà Giang hỗ trợ 2.943 căn; đến đầu tháng 4/2025 đã thực hiện hỗ trợ được 2.921 căn. Vị chi, Hà Giang chỉ còn 22 căn nhà nữa là “về đích” Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đang trở thành một phong trào toàn diện, được triển khai với tinh thần ai có công giúp công, ai có của thì giúp của, ai có nhiều thì giúp nhiều, ai có ít giúp ít.
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đang trở thành một phong trào toàn diện, được triển khai với tinh thần ai có công giúp công, ai có của thì giúp của, ai có nhiều thì giúp nhiều, ai có ít giúp ít

Nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đã và đang có nhiều cách làm hay trong thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Như ở Cà Mau, các địa phương trong tỉnh đang huy động mọi lực lượng để hướng tới mục tiêu cả tỉnh “về đích” xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 6/2025.

Trong đó, ở huyện Trần Văn Thời, huyện phân công lực lượng đoàn viên, thanh niên giúp đỡ ngày công lao động, ưu tiên những hộ già yếu neo đơn, không có khả năng lao động; huyện Năm Căn thành lập 10 đội tình nguyện xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ thêm vật tư xây dựng. Còn ở huyện Thới Bình, đối với những hộ thiếu nguồn vốn đối ứng, huyện đã tích cực vận động mạnh thường quân để hỗ trợ;…

Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở các địa phương đang được tiếp thêm động lực từ hỗ trợ tối đa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Tại Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài chính tiếp tục, khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân bổ nguồn vốn sự nghiệp năm 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các địa phương rà soát, đề xuất điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu thực tế.

Cùng với trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã và đang nhận được sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.
Cùng với trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã và đang nhận được sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

Cùng với trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã và đang nhận được sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã huy động được nguồn xã hội hóa để thực hiện mục tiêu “mái ấm cho đồng bào”.

Như Lạng Sơn, theo số liệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến đầu tháng 3/2025, đơn vị đã đã tiếp nhận được trên 170 tỷ đồng, trong đó gần 148 tỷ đồng do doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ. Còn ở Lào Cai, thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã đăng ký hỗ trợ, với số tiền cam kết khoảng 136 tỷ đồng…

Với trách nhiệm từ trái tim, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã và đang trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và Nhân dân, mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/10/2025 hoàn toàn khả thi.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.