Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nữ Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, người ghi dấu ấn đậm nét trong công tác dân tộc ở Quảng Trị

Phạm Tiến - 16:22, 12/11/2023

Là phụ nữ Bru-Vân Kiều, Đại biểu Quốc Hội Hồ Thị Minh đã để lại nhiều ấn tượng trên nghị trường bởi lối chất vấn sắc bén mà ngôn từ dung dị. Trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Minh cũng đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng đồng bào các DTTS ở Quảng Trị.

Nối dài thực hiện Nghị Quyết 10 vì đồng bào ở Quảng trị

Tôi không còn nhớ mình đã gặp chị Hồ Thị Minh bao nhiêu lần để phỏng vấn về công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Trị. Nhưng tôi nhớ, Lần nào Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Quảng Trị cũng nói rành mạch, dễ hiểu. Tôi nhớ như in: Chị nói say sưa Nghị Quyết 10/2018 (Gọi tắt là Nghị Quyết 10 về Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2022).

(Bài Kê Hoạch - Thời sự): Nữ Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, người ghi dấu ấn đậm nét trong công tác dân tộc ở Quảng Trị
Nữ Đại biểu Quốc Hội- Phó Trưởng Ban Dân tộc Quảng Trị Hồ Thị Minh phát biểu tại nghị trường.

Bằng ngôn từ dung dị mà sắc bén, chị đã cho tôi hiểu về tầm quan trọng của Nghị Quyết 10 đối với đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Trị. Từ thông tin chị cung cấp, những ngày đầu tháng 5/2023 tôi bắt tay vào thực hiện bài viết “Sức bật từ một Nghị Quyết”. Tất nhiên, để hoàn thành bài viết tôi phải đi, phải gặp gỡ và nói chuyện với chính những người thụ hưởng chính sách từ Nghị Quyết 10. Đều khiến tôi bất ngờ là sức lan tỏa của Nghị Quyết 10 trong cộng đồng đồng bào các DTTS ở Quảng Trị. Tất cả những nông dân người DTTS ở Quảng Trị mà tôi gặp gỡ nói chuyện, họ đều biết đến nội dung chính sách trong Nghị quyết 10. Với những người được cấp đất sản xuất, được hỗ trợ cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì Nghị quyết 10 thực sự là “cứu cánh” để họ an cư, thoát nghèo.

(Bài Kê Hoạch - Thời sự): Nữ Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, người ghi dấu ấn đậm nét trong công tác dân tộc ở Quảng Trị 1
Chị Hồ Thị Dơn, thôn Xa Bai, Hướng Linh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vươn lên làm giàu trên diện tích đất được giao theo Nghị quyết 10

Đối với những người làm công tác dân tộc ở các địa phương cấp huyện thì Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị nói chung và Phó Trưởng Ban Hồ Thị Minh nói riêng đã trở thành nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc đưa Nghị Quyết 10 vào cuộc sống của đồng bào. Chị Hồ Thị Minh là người đi đôn đốc, giám sát các huyện có đông đồng bào DTTS thực hiện việc cấp đất sản xuất, hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ đồng bào thụ hưởng chính sách. 

Nhờ đó, đến thời điểm hiện tại ở huyện Hướng Hóa số đối tượng thụ hưởng chính sách cấp đất sản xuất, hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo Nghị quyết 10 đã thực hiện xong. Còn tại huyện Đakrông, cũng đã thực hiện xong phần lớn nội dung tại Nghị quyết 10.

Năm 2021, chị Hồ Thị Minh được điều động bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị. Ngay từ khi đảm nhiệm công tác mới tại Ban Dân tộc tỉnh, chị đã xắn tay quyết liệt thực hiện chính sách cấp đất sản xuất, hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để đồng bào được an cư, thoát nghèo. Thế nhưng vì khối lượng công việc nhiều nên khi Nghị quyết 10 hết thời gian thực hiện (2019-2022) mà đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn còn. Thế là chị lại loay hoay làm tờ trình, thuyết phục trong các cuộc họp để kéo dài thêm 1 năm thực hiện Nghị quyết 10. Kiến nghị của Ban Dân tộc tỉnh cũng như ý kiến của chị được HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua gia hạn thực hiện Nghị quyết 10 đến hết năm 2023. Để rồi có thêm hàng ngàn hộ gia đình người DTTS ở Quảng Trị được cấp đất sản xuất, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để an cư, thoát nghèo.

“Truyền lửa” cho trẻ em, phụ nữ DTTS vươn lên

Lần này gặp, trông chị gầy hơn trước nhưng đôi mắt tinh anh mà nhân từ thì không lẫn vào đâu được. 

(Bài Kê Hoạch - Thời sự): Nữ Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, người ghi dấu ấn đậm nét trong công tác dân tộc ở Quảng Trị 2
Thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đời sống đồng bào DTTS ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được cải thiện

Vẫn là ngôn từ dung dị, nữ Đại biểu Quốc hội-Phó Trưởng Ban Dân tộc Hồ Thị Minh tâm sự: “Là Người DTTS, tôi sinh ra trong gia đình và miền quê có truyền thống cách mạng. Ba tôi là người truyền cảm hứng để tôi nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như công việc. Tại cơ quan, tôi thật may mắn luôn được lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng, động viên, khích lệ để tôi toàn tâm với công tác dân tộc”.

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, chị Minh theo học khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế. Năm 1998, chị Hồ Thị Minh thi đậu công chức và được phân công về Trường THCS Khe Sanh giảng dạy. Năm 2001, chị Hồ Thị Minh trở thành giáo viên đầu tiên của huyện biên giới Hướng Hóa trúng tuyển kỳ thi cao học ngành Giáo dục học. Năm 2004 chị được cấp trên bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Năm 2010, chị tham gia Ban Chấp hành Huyện ủy Hướng Hóa được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và được phân công làm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hướng Hóa. Tháng 5/2016, Chị Hồ Thị Minh trúng cử vào Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021.

Như cái duyên với công tác dân tộc, trong quá trình làm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, chị tham mưu mở được 3 lớp đại học gồm Đại học từ xa; vừa học vừa làm; văn bằng 2 cho hàng trăm cán bộ người DTTS ở Hướng Hóa. Những cán bộ được đào tạo hệ đại học này giữ nhiều chức vụ chủ chốt của các xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Từ tháng 3/2021, chị được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tháng 5/2021, chị tái cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Trải qua tuổi thơ nhiều khó khăn, thiếu thốn cùng bạn bè trang lứa tại huyện biên giới Hướng Hóa (Quảng Trị), Hồ Thị Minh đã để lại “dấu chân” đầy nghị lực trên hành trình vươn lên trở thành Đại biểu Quốc hội. Đã kinh qua nhiều vị trí công tác, vị trí nào chị Hồ Thị Minh cũng để lại dấu ấn sâu đậm hướng tới mục tiêu giàu có của bản làng vùng cao. Trên hành trình đó, nữ Đại biểu Quốc hội người Bru-Vân Kiều đã “truyền lửa” cho nhiều thế hệ học sinh, phụ nữ người DTTS vươn lên tiến về phía trước.

(Bài Kê Hoạch - Thời sự): Nữ Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, người ghi dấu ấn đậm nét trong công tác dân tộc ở Quảng Trị 3
Chị Hồ Thị Phay ở Thị Trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) có điều kiện phát triển nghề dệt Zèng truyền thống của dân tộc mình nhờ chính sách bảo tổn giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống

Là Đại biểu Quốc hội, tại diễn đàn Quốc hội chị đã để lại nhiều ấn tượng với lối chất vấn sắc bén mà ngôn từ dung dị. Hẳn cử tri cả nước, đặc biệt là cử tri Quảng Trị nhớ mãi phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà (Quảng Trị). 

Hay như ý kiến của chị tại phiên thảo luận nội dung thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV...Tại Quảng Trị, Chị Hồ Thị Minh để lại dấu ấn đậm nét trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị nhớ đến Nghị quyết 10, nhớ đến Hồ Thị Minh bởi họ đã, đang được an cư, thoát nghèo.