Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Từng bước giải quyết nhu cầu thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (Bài cuối)

Phạm Tiến - 08:05, 20/10/2023

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Quảng Trị, cái được rõ nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu. Cùng với đó, nhiều công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.

Nhiều ngôi nhà tạm bợ của hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo sống ở vùng miền núi của Quảng Trị đang dần được thay thế bằng những ngôi nhà "3 cứng" từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Nhiều ngôi nhà tạm bợ của hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo sống ở vùng miền núi của Quảng Trị đang dần được thay thế bằng những ngôi nhà "3 cứng" từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu

Theo thống kê đến cuối năm 2020 (trước thời điểm thực hiện Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị còn 11.100 hộ nghèo. Số hộ nghèo vùng đồng bào DTTS chiếm 60,06% số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm tới 45% số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh. Bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020 và tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm.

Để đạt được mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS đã đề ra, UBND tỉnh Quảng Trị giao sở Lao động Thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường đào tạo nghề cho con em người DTTS trong độ tuổi lao động. Tính đến hết tháng 9/2023, đã có 30.400 lao động nông thôn, trong đó phần đông là lao động vùng DTTS, miền núi ở Quảng Trị được đào tạo nghề. 

Bên cạnh đó, trong cơ cấu phân bổ ngân sách thực hiện Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Quảng Trị cũng ưu tiên phân bổ trên 217 tỷ đồng để xây dựng mới trên 3.000 nhà ở cho hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỉnh Quảng Trị cũng đã bố trí 1.531 tỷ đồng để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu...vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Từ nguồn ngân sách được cấp theo Chương trình MTQG 1719, tính đến tháng 9 năm 2023 ở 2 huyện thụ hưởng Chương trình MTQG 1719, là Đakrông và Hướng Hóa đã có trên 500 hộ đồng bào DTTS được hưởng chính sách cấp đất sản xuất. Cũng tại 2 huyện này, đã có trên 300 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ cấp đất ở. Từ đó, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đã thoát nghèo.

(bải kế hoạch- Chuyên đề Quảng Trị): Chương trình MTQG 1719, muốn thành công phải đồng lòng thực hiện: Vùng đồng bào DTTS, miền núi ở Quảng Trị đã thay đổi diện mạo (kỳ cuối) 1
Nhờ đồng loạt triển khai nhiều Dự án trong Chương trình MTQG 1719, tỉ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS ở Quảng Trị đã giảm sâu

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở 28 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) ở Quảng Trị đã giảm mạnh. Chỉ tích từ thời điểm cuối năm 2022 đến tháng 9/2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã giảm 5,85%. Tính chung toàn vùng DTTS ở tỉnh Quảng Trị đã giảm 4,6% trong 9 tháng đầu năn 2023. Đây là dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian ngắn thực hiện mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị.

Diện mạo vùng DTTS khởi sắc

Cùng với tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm sâu, nhiều công trình sử dụng nguồn vốn từ Chương trình này đã hoàn công đưa vào sử dụng làm cho diện mạo vùng DTTS và miền núi Quảng Trị khởi sắc.

Những năm gần đây, Diện mạo thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thay đổi theo hướng hiện đại.
Những năm gần đây, Diện mạo thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thay đổi theo hướng hiện đại.

Tiêu biểu cho sự thay đổi này, phải kể đến thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hóa). Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo-ông Lê Bá Hùng cho biết, diện mạo đô thị biên giới Lao Bảo đang từng bước phát triển theo hướng năng động, hiện đại. Mạng lưới giao thông thị trấn có 28 tuyến đường lộ giới rộng trên 11,5m được thảm nhựa, hơn 60 tuyến đường, đoạn tuyến còn lại có lộ giới nhỏ hơn 11,5 m được thảm nhựa và bê tông hóa đảm bảo thông thoáng và mỹ quan đô thị. Tỉ lệ đường giao thông, các tuyến nội bản được bê tông hóa khoảng 90%. 

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều tuyến đường như đường giao thông liên bản Ka Tăng- Khe Đá; Đường giao thông vào bản Ka Túp….được đầu tư xây dựng góp phần làm cho diện mạo đô thị Lao Bảo thêm khang trang.

Bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) xuất hiện nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang
Bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) xuất hiện nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang

Còn tại huyện Đa Krông cũng đã có nhiều công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã đưa vào sử dụng, một mặt tác động tích cực vào đời sống dân sinh của đồng bào DTTS, mặt khác làm cho diện mạo vùng đồng bào DTTS thêm khởi sắc.

Có mặt tại thôn 5, xã Ba Lòng (Đakrông), tận mắt chứng kiến công trình nước sạch tập trung từ nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đưa vào sử dụng tháng 7/2023 vừa qua, mới thấy được niềm vui của bà con nơi đây. Công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư với quy mô hơn 4,1km đường ống, 13 bể chứa, cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho hơn 90 hộ dân, trong đó có 70 hộ hộ người Bru- Vân Kiều.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Hoàng Y Lê Va, Chủ tịch UBND xã Ba Lòng (Đa Krông) cho biết: “Được sự quan tâm của cấp trên, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng công trình nước tập trung tại thôn 5. Công trình hoàn công và đưa vào sử dụng bà con rất phấn khởi vì đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đây là công trình rất thiết thực, có ý nghĩa dân sinh, ngoài ra, chính công trình này cũng góp phần làm thay đổi diện mạo xã nhà”.

(bải kế hoạch- Chuyên đề Quảng Trị): Chương trình MTQG 1719, muốn thành công phải đồng lòng thực hiện: Vùng đồng bào DTTS, miền núi ở Quảng Trị đã thay đổi diện mạo (kỳ cuối) 4
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều công trình nước sạch ở miền núi Quảng Trị đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu của đồng bào

Thị Trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) hay xã Ba Lòng (Đakrông) chỉ là 2 trong số 35 xã thị ở Hướng Hóa và Đakrông mà phóng viên đến để ghi nhận sự đổi thay diện mạo sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Năm 2023, toàn tỉnh Quảng trị được bố trí 192 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tính đến hết tháng 9/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 30%. Từ nguồn lực này, hàng ngàn hộ gia đình được hỗ trợ xây nhà "3 cứng" để an cư lạc nghiệp, hàng trăm công trình xây dựng nhà văn hóa, đường gao thông hoàn thành và đưa vào sử dụng; hàng trăm hộ đồng bào DTTS được tạo sinh kế và, cấp đất ở, đất sản xuất...Những kết quả bước đầu này, đã tạo động lực để Quảng Trị tiếp tục thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719 trong những năm tiếp theo.