Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nỗi buồn phố cổ Bao Vinh

M. Ngọc - N. Mẫn - 10:55, 25/12/2019

Bao Vinh - khu phố cổ bên bờ sông Hương, từng là một thương cảng nhộn nhịp nhất của xứ Huế thế kỷ XIX. Sự gắn bó chặt chẽ của thị trấn với xứ Huế khiến cho Bao Vinh đã trở thành một phần của tâm hồn Huế.

Chiều tà Bao Vinh
Chiều tà Bao Vinh

Bao Vinh cổ xưa

Từ đầu thế kỷ XIX, Bao Vinh từng được ghi lại như một trung tâm buôn bán và du lịch hấp dẫn. Đây là cảng trong đất liền ở Huế. Thuyền của người Hoa và người Việt đậu trên khúc sông, hàng hóa hết sức đa dạng. Ngoài lụa là gấm vóc, còn các sản vật như, đường, quế, thuốc nhuộm, vải vóc, đồ sành sứ mỹ nghệ... Chính từ việc giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa khiến Bao Vinh là nơi tiếp nhận giao thoa văn hóa các dân tộc, vừa là nơi hội tụ đầy đủ các nét đặc sắc của dân tộc khác để tạo ra màu sắc văn hóa riêng cho mảnh đất này.

Ông Trần Văn Quyến sinh ra, lớn lên và gắn bó với mảnh đất này gần 80 năm, kể lại rằng: “Từ xưa, phố cổ Bao Vinh được mọi người nhắc đến nhiều, người người tấp nập bán buôn, trao đổi hàng hóa. Có cả người Chăm-pa hay người Hoa nữa. Người đem đến kẻ mua về, thế nên Bao Vinh là nơi thừa hưởng được những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần đậm đà từ các nơi để tạo nên một Bao Vinh rất riêng. Người dân ở đây cũng có cuộc sống ổn định và sung túc hơn, nên họ xây nhiều căn nhà khang trang bằng gỗ và ngói lợp, nay là những ngôi nhà rường còn sót lại”.

Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, cuộc sống của phố cổ đã dần đổi thay theo tiến trình nông thôn mới. Đó là một điều mừng vui vì sự đi lên phát triển của quê hương, nhưng còn đâu những ngôi nhà cổ để tạo nên phố cổ Bao Vinh như cái tên gọi xưa nay vốn có.

Một vấn đề khiến người dân ở nơi đây trăn trở trong suốt mười mấy năm nay là tình trạng các ngôi nhà cổ đang xuống cấp trầm trọng, các mảng gỗ tường dần bị mục nát, cột nhà xiêu vẹo, sàn nhà bị lún xuống, các tấm ngói lợp bị rớt xuống, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Chưa kể những hộ dân có nhà sống cạnh bờ sông Hương còn gặp phải tình trạng sạt lở đất, nước sông gây sạt lở nền móng của ngôi nhà.

Các ngôi nhà cao tầng đang mọc lên thay thế những ngôi nhà cổ
Các ngôi nhà cao tầng đang mọc lên thay thế những ngôi nhà cổ

Nỗi niềm trăn trở của người dân

Ông Nguyễn Tuấn, người dân ở đây chia sẻ: “Nhà cổ là cả tuổi thơ tôi gắn bó cho đến bây giờ, nhưng bây giờ nó xuống cấp nhiều rồi. Muốn tôn tạo cũng cần mấy trăm triệu đồng. Mà làm lại liệu có tìm ra được gỗ tốt, ngói chắc để xây không. Vì thế, nhiều hộ dân ở đây phải đập đi để xây nhà cao tầng mới. Thật ra không ai muốn như vậy!”.

Về phía chính quyền, xã Hương Vinh cho biết, hiện chính quyền xã cũng đã có những đề xuất và cả những giải pháp trình lên cấp trên nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.

Năm 1991 khu phố Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi thì hôm nay chỉ còn 15 ngôi nhà. Sự biến mất nhanh chóng của những ngôi nhà cổ làm những người yêu văn hóa phải suy nghĩ. Phố cổ Bao Vinh đã từng được ví như phố cổ Hội An ở Quảng Nam. Nhưng nhìn ra xa, phố cổ Hội An bây giờ đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế. Còn phố cổ Bao Vinh thật xót xa!

Nhà cổ là cả tuổi thơ tôi gắn bó cho đến bây giờ, nhưng bây giờ nó xuống cấp nhiều rồi. Muốn tôn tạo cũng cần mấy trăm triệu đồng. Mà làm lại liệu có tìm ra được gỗ tốt, ngói chắc để xây không. Vì thế, nhiều hộ dân ở đây phải đập đi để xây nhà cao tầng mới. Thật ra không ai muốn như vậy!”.

Ông Nguyễn Tuấn người dân

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.