Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những phụ nữ DTTS lan tỏa tinh thần khởi nghiệp

Thúy Hồng - 12:25, 01/11/2023

Để khởi nghiệp, các chị em phụ nữ, đặc biệt phụ nữ vùng DTTS đã phải vượt qua rất nhiều rào cản, định kiến từ gia đình và xã hội. Vượt qua những khó khăn, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh dạn khởi nghiệp, biến những thử thách thành cơ hội, khẳng định vị trí trong gia đình và xã hội.

Nhiều phụ nữ DTTS đã lan tỏa tinh thần vượt qua rào cản để khởi nghiệp sáng tạo
Nhiều phụ nữ DTTS đã lan tỏa tinh thần vượt qua rào cản để khởi nghiệp sáng tạo

Những năm qua, với sự hỗ trợ từ Hội phụ nữ các cấp, nhiều phụ nữ đã khởi nghiệp thành công nhờ sự nỗ lực của bản thân. Từ các hoạt động của Đề án Chính phủ “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, các cấp Hội đã khích lệ, động viên, hỗ trợ các ý tưởng, đề án gắn với việc thành lập các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ. Trong giai đoạn 2017 - 2022, Hội đã hỗ trợ thành lập hơn 800 hợp tác xã và 10.000 tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý.

Tại Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa 2023 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức, nhiều dự án của phụ nữ dân tộc thiểu số đã được lựa chọn và giành được giải cao. Trong số 33 Dự án khởi nghiệp được lựa chọn vào vòng chung kết toàn quốc, có 7 Dự án khởi nghiệp là phụ nữ dân tộc thiểu số (chiếm 21,2%). Đây đều là các Dự án/ý tưởng có tính đổi mới sáng tạo, khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ, khả năng thương mại hóa, và có tiềm năng phát triển, nâng cao giá trị nguồn lực, tài nguyên bản địa; tạo việc làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ...

Là người đoạt giải Nhất cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa năm 2023" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, chị Vương Thị Thương, Giám đốc Hợp tác xã Toàn Thương (Lạng Sơn) được nhiều người biết đến khi xây dựng được mô hình trồng cây hồng vành khuyên hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho hơn 30 phụ nữ dân tộc thiểu số với thu nhập khoảng 9 triệu đồng/1 tháng.

Với ý tưởng khởi nghiệp từ hồng treo gió, chị Vương Thị Thương đã giành giải nhất tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa năm 2023" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức
Với ý tưởng khởi nghiệp từ hồng treo gió, chị Vương Thị Thương đã giành giải nhất tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa năm 2023" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức

Chia sẻ về mô hình kinh doanh của mình, chị Vương Thị Thương cho biết: Sinh ra và lớn lên dưới tán hồng, tôi thấu hiểu nỗi vất vả của bà con trồng ra được quả hồng thơm ngon, giòn ngọt, nhưng phải chạy đua với nỗi lo được mùa mất giá, được giá mất mùa. Hơn nữa, hồng vành khuyên là loại quả nhiều nước, khó bảo quản lâu, dễ bị dập khi vận chuyển đi xa, nên cần có cách chế biến quả hồng để khắc phục những hạn chế này.

Chị Thương kể, từ năm 2017, chị đã tự tìm hiểu và làm nhiều mẻ hồng vành khuyên treo gió nhưng đều thất bại. Có lần chị từng "mất trắng" trên 1 tấn hồng vì bị mốc, hỏng, rụng cuống trong quá trình thử nghiệm do nguồn nguyên liệu quả, nhiệt độ, khí hậu của Lạng Sơn và Lâm Đồng khác nhau.

Không nản lòng trươc thất bại, tháng 10/2021 chị đã đi Lâm Đồng học tập kinh nghiệm về sản xuất hồng treo gió. Chị Thương đã được hướng dẫn, chia sẻ về kinh nghiệm, cũng như quy trình sản xuất hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản. Vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh công thức cho phù hợp, đến nay, HTX Toàn Thương đã sản xuất thành công sản phẩm hồng vành khuyên treo gió và bước đầu có sản phẩm đạt chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Chị Vương Thị Thương cũng mạnh dạn thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Toàn Thương, xây dựng xưởng sản xuất với tổng diện tích trên 1.000 m2, gồm khu sơ chế, nhà kính treo hồng, kho lạnh và mua sắm thêm các máy móc, thiết bị, như: Máy gọt vỏ, máy hút chân không… với tổng chi phí trên 1 tỷ đồng. HTX của chị bao tiêu sản phẩm cho 10 hộ dân trồng hồng vành khuyên trên địa bàn xã, tạo việc làm cho hàng chục người lao động. Trung bình mỗi tháng xuất bán 500 tấn hồng tươi, phân phối tại các địa phương miền Bắc.

Vụ hồng vành khuyên năm 2022, HTX đã liên kết tiêu thụ với 10 hộ dân và 2 HTX với tổng diện tích 20 ha trồng theo hướng hữu cơ, sản lượng thu được 160 tấn/năm. Dự kiến năm 2023, HTX chế biến 150 tấn hồng tươi, thu được thành phầm 30 tấn, doanh số đạt 12 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Hay như ý tưởng “Làng văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông” của chị H’Uyên Niê đã Niê đã kết nối để tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn nghề truyền thống của người Jrai và giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ, giúp chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm ăn, biết tích lũy, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là người dân tộc Ê Đê, sinh ra và lớn lên ở huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk). Vốn là một nghệ sĩ công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, nhưng chị nhưng H'Uyên lấy chồng và theo chồng về sinh sống ở Xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai).

Lúc mới về “làm dâu”, chị H'Uyên gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ vì phong tục, tập quán của dân tộc Ê Đê và Jrai có nhiều khác biệt, cách sinh hoạt và lễ nghi cũng có nhiều nét không tương đồng. Tuy nhiên, chị học tiếng Jrai để giao tiếp với bà con, mua bánh trái xuống làng để vận động phong trào Hội. Nhờ sự gần gũi, giản dị, đi đến đâu chị cũng được bà con trân quý.

ý tưởng “Làng văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông” của chị H’Uyên Niê đã Niê đã kết nối để tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn nghề truyền thống của người Jrai và giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ
ý tưởng “Làng văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông” của chị H’Uyên Niê đã Niê đã kết nối để tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn nghề truyền thống của người Jrai và giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ

Năm 2017, khi chị xin chuyển về công tác tại Hội phụ nữ Xã Ia Mơ Nông nhận thấy nhiều phụ nữ trong xã vẫn duy trì dệt thổ cẩm truyền thống chị bàn bạc với Ban Chấp hành Hội LHPN xã vận động thành lập Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm. Chị chia sẻ: Tôi cũng muốn giúp phụ nữ trong xã làm ra các sản phẩm tương tự, vừa gìn giữ văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế”.

Tháng 8-2019, CLB ra mắt với 30 thành viên tuổi từ 19 đến 60. Ngoài tiền bán thổ cẩm và các mặt hàng lưu niệm từ thổ cẩm như: ví, túi xách, khăn quàng cổ. Không chỉ dệt thổ cẩm, chị H'Uyên còn vận động chị em phụ nữ trong xã chỉnh trang nhà cửa sạch đẹp để làm du lịch cộng đồng, tạo thu nhập cho gia đình. 

Chị Niê chia sẻ: “Vùng đồng bào DTTS huyện Chư Păh hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quý giá như: cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú, không gian kiến trúc có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Ngoài ra, ẩm thực truyền thống có nhiều món ăn đặc trưng, hấp dẫn. Đó cũng là lý do cho ý tưởng khởi nghiệp của tôi”.

Từ những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khát vọng khởi nghiệp của mình những chị em phụ nữ vùng miền núi, dân tộc thiểu số đã vượt qua chính mình, chứng minh khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương đã khẳng định: Các dự án/ý tưởng khởi nghiệp dù ở bất kỳ mức độ tham gia nào đều thể hiện niềm đam mê, nhiệt huyết, khát khao, tinh thần đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của đông đảo các tầng lớp phụ nữ.