Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Mực nước đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh

Tào Đạt - 02:53, 30/09/2024

Bão Yagi và bão số 4 gây mưa lớn ở các nước Myanmar, Thái Lan và Lào đồng thời tạo ra khối nước khổng lồ trên sông Mekong. Khối nước này đang di chuyển về gần tới Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều khả năng miền Tây bước vào giai đoạn đỉnh lũ từ ngày 30/9 và kéo dài đến 2/10. Mực nước lũ ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long xấp xỉ mức báo động 1.

Nguy cơ ngập lụt cho khu vực ĐBSCL do nước biển dâng (Ảnh: MH)
Nguy cơ ngập lụt cho khu vực ĐBSCL do nước biển dâng. (Ảnh: MH)

Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP), đến ngày 26/9, mực nước tại Kratie (Campuchia) là 21,53m. So với trung bình nhiều năm cùng kỳ cao hơn 3,1m và cao hơn năm 2023 là 3,33m đồng thời cũng cao hơn mức báo động 1 là 0,53m. Còn tại Biển Hồ (Campuchia) mực nước cùng ngày đạt 6,87m so với trung bình nhiều năm cùng kỳ thấp hơn 1,05m nhưng cao hơn năm 2023 là 0,49m.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuần qua mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc có xu thế tăng mạnh và đạt đỉnh lũ từ đầu mùa lũ đến thời điểm hiện tại vào ngày 22/9 (Tân Châu 3,13m và Châu Đốc 2,88m), mực nước sau đó có xu thế biến đổi chậm rồi giảm nhẹ do thủy triều giảm.

Tại trạm Tân Châu trên sông Tiền ở An Giang, mực nước lớn nhất ngày 25/9 đạt 3,11m so với trung bình nhiều năm cùng kỳ thấp hơn 0,44m nhưng cao hơn năm 2023 là 0,54m.

Tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu, mực nước cao nhất ngày 25/9 đạt 2,73m. So với trung bình nhiều năm cùng kỳ thấp hơn 0,4m nhưng cao hơn năm 2023 là 0,41m. So với mức lũ báo động 1, mực nước tại Tân Châu đang thấp hơn 0,39m và tại Châu Đốc là 0,27m.

Trong tuần tới thủy triều dự báo có xu thế tăng. Triều trong tháng 10 trên khu vực ven Biển Đông có xu thế tăng nhẹ dần từ Vũng Tàu đến Gành Hào, trên khu vực ven biển Tây có xu thế giảm nhẹ dần từ Sông Đốc đến Rạch Giá.

Theo SIWRP, mực nước lớn nhất ngày tại Tân Châu và Châu Đốc có xu thế tăng và nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh lũ chính vụ năm 2024 vào các ngày từ 30/9 – 2/10. Đỉnh lũ tại trạm Tân Châu dự báo dao động ở mức 3,2 - 3,4m (báo động 1 là 3,5m), đỉnh lũ tại trạm Châu Đốc dự báo dao động ở mức 3 - 3,2m (báo động 1 là 3m).

Được biết, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phải chỉ đạo tăng cường các biện pháp ứng phó chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương án chống úng, chống lũ, bảo vệ diện tích sản xuất lúa vụ thu đông.

Đến thời điểm này, Đồng Tháp đã xuống giống 107.000ha, thu hoạch 1.484ha, lúa chủ yếu đang giai đoạn mạ, trổ chín.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện chỉ đạo các địa phương thành lập tổ công tác thường xuyên tuần tra, bảo vệ, khảo sát, gia cố đê bao xung yếu bảo vệ sản xuất. Yêu cầu các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương án chống úng, chống lũ, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, theo dõi tình hình sản xuất ngoài kế hoạch và hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.