Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Một số bài thuốc hay từ đậu đỏ

Như Ý - 11:19, 04/08/2022

Đậu đỏ còn có tên gọi khác là xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích… có vị ngọt, chua, tính bình, không độc. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà đậu đỏ còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc, món ăn có sử dụng đậu đỏ để chữa bệnh mời bà con tham khảo.

Một số bài thuốc hay từ đậu đỏ

Trị viêm thận cấp tính: Đậu đỏ 50g, cá chép 1 con, bí đao 1kg, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày.

Trị viêm tiểu cầu thận: Đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 20g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng).

Trị bệnh tiểu đường: Đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ, mỗi vị 40g, nấu cháo ăn, tuần 2 – 3 lần. Đậu đỏ (có thể ủ lên mầm), nấu với dạ dày lợn, tuần 2 – 3 lần ăn.

Thiếu máu: Đậu đỏ 250g, sắc uống thường xuyên.

Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 500g, cá chép 500g (1 con). Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được. Ăn cá uống nước canh: Mỗi ngày hay cách ngày ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi.

Trĩ ra máu: Đậu đỏ 250g, giấm ăn 1 lít, rượu đế vừa đủ. Cho đậu đỏ và giấm vào nồi nấu sôi lại vớt ra phơi khô. Cứ làm đi làm lại như vậy đến khi giấm hết. Đậu đã phơi khô đem tán mịn cất dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, chiêu với rượu.

Ngừa bệnh sởi: Dùng đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen và cam thảo, mỗi thứ có lượng như nhau vừa đủ lượng cần thiết. Cho cả 3 loại đậu vào nấu chín, sau phơi khô cùng cam thảo rồi nghiền thành bột để dùng. Trong vòng 1 tuổi uống 3g/lần, trẻ 2 tuổi mỗi lần uống 6g, trẻ 3 tuổi uống 9g/lần. Ngày uống 3 lần. Uống liền 1 tuần.

Trị viêm gan vàng da, phù, đái rắt: Hạt đậu đỏ 50g, vỏ quýt khô 6g, thảo quả 6g, ớt 6g, cá chép tươi 1kg (một con to). Cá chép đánh vảy, bỏ vây, bỏ ruột, rửa sạch cho đậu đỏ, vỏ quýt, ớt vào bụng cá. Đặt cá vào bát to nêm gia vị hành, hồ tiêu, muối và 1 bát nhỏ nước luộc gà rồi đưa vào nồi hấp chín (30 phút đầu cho lửa to, sau hạ lửa nhỏ để chừng 1 giờ là được), ăn nóng cùng ớt, rau thơm. Món này rất công hiệu dùng để lợi thủy, tiêu phù.

Một số bài thuốc hay từ đậu đỏ 1

Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo 30g, đường vừa đủ. Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi nấu sôi, hạ lửa chờ đậu mềm nhừ thì cho bo bo và gạo nấu tiếp đến nhừ cho đường vừa ngọt thành chè đậu đỏ, ngày ăn 2 lần trong nhiều ngày.

Trị bế kinh, đau bụng kinh: Đậu đỏ 30g, gạo tẻ 30g, đường mạch nha vừa đủ dùng. Đậu đỏ cùng gạo nấu nhừ cho đường mạch nha vào vừa ngọt, ăn hết trong ngày.

Trị béo phì: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g. Ngâm đậu đỏ 2 – 3 giờ bằng nước ấm, sau vớt cho vào nồi đổ nước nấu nhừ đậu đỏ, cho gạo nấu thành cháo, ăn cháo còn ấm vào lúc sáng và chiều.

Chữa đau lưng: Đậu đỏ 50g, vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 50g. Tất cả sắc uống chia 2 lần trong ngày, cần sử dụng vài ngày.

Chữa sỏi tiết niệu: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g, màng trong mề gà (kê nội kim) 20g phơi khô tán bột, đường trắng vừa đủ. Lấy đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khuấy đều, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình là 30 ngày.

Chữa lợi sữa, thông tiểu: Đậu đỏ 250g, vo sạch cho vào nồi đất, đổ 500ml nước nấu trong 20 phút, bỏ đậu uống nước. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ thông sữa, tiêu phù.

Chữa chứng tỳ hư phù nề, phù do mang thai: Đậu đỏ 50g, mễ nhân sống 50g, cá chép 1 con (chừng 200g, đánh vảy, bỏ ruột, rửa sạch). Tất cả cho vào nồi nấu thành canh, không tra muối, nấu đậu nhừ, chia 2 lần uống canh ăn cái. Hoặc đậu đỏ 100g, cá trích 250g, cho vào nồi đất, đổ nước hầm nhừ uống nước. Cần dùng 5 ngày.

Thanh nhiệt trừ thấp: Đậu đỏ 50g, củ mài (hoài sơn) 50g, đường vừa đủ. Vo sạch đậu đỏ, gọt vỏ củ mài, cắt lát nhỏ. Nấu đậu đỏ sôi, sau cho củ mài nấu sôi, hạ lửa chờ đậu và củ mài nhừ thì cho đường nấu thành chè. Mỗi sáng hay chiều ăn 1 lần, có công hiệu kiện tỳ chỉ tả.

Một số bài thuốc hay từ đậu đỏ 2

Chữa thấp nhiệt sinh lở và sưng chân: Ðậu đỏ 20, núc nắc, ngưu tất, kim ngân hoa, bồ công anh, đơn đỏ, đều 12g, sắc uống.

Chữa bệnh lậu đái buốt ra máu: Ðậu đỏ 30g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7-8g, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.

Chữa trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Ðậu đỏ, tán nhỏ hoà với rượu bôi vào dưới lưỡi hàng ngày.

Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: Đậu đỏ 20g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.

Trị mẩn ngứa, mụn nhọt: Đậu đỏ 30g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: Đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.

Ngăn phù nề toàn thân: Đậu đỏ 120g, bí xanh 1 quả, tất cả cho vào cùng nấu nhừ, chia 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý:

Đậu đỏ là nguồn nguyên liệu có chứa hàm lượng lectin cao nhất trong tất cả các loại đậu. Lectin là chất rất dễ gây ngộ độc nhất là khi dung nạp với liều lượng lớn.

Chính vì thế, khi dùng vị thuốc này, bạn cần sơ chế để loại bỏ lectin bằng cách ngâm với nước trong 3 – 5 giờ. Tuyệt đối không sử dụng đậu ở dạng sống và chú ý thời gian nấu đậu phải từ 10 phút trở lên. Một số triệu chứng ngộ độc đậu đỏ thường gặp là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội…/.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).