Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải

Như Ý - 08:49, 28/06/2022

Vải còn có tên gọi khác là lệ chi. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt, chua, tính ấm, còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch,… có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải mời các bạn tham khảo.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải

Chữa đau bụng: Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Bạn có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6g/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10g sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.

Giảm đau: Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8g với rượu.

Chữa đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.

Chữa buồn nôn: Lấy hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.

Chữa nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

Hoặc dùng vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

Chữa yếu sinh lý nam, cải thiện bệnh lý xuất tinh sớm: Chuẩn bị quả vải tươi sau đó, lột vỏ, bỏ hạt. Cho phần cùi vải vào ngâm trong nước muối khoảng 2 tiếng để giữ cho vải dai và giòn, vớt vải ra, để ráo nước rồi bỏ vào bình thủy tinh. Đổ rượu trắng vào ngâm theo tỉ lệ 1kg vải: 2 lít rượu. Sau đó, đậy kín bình và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 15 – 30 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 10 – 15 ml (1 chén nhỏ) và uống trực tiếp. Nên uống 2 – 3 lần/ ngày để thấy được hiệu quả.

Hoặc: Đem vải khô đi bỏ vỏ và tách hạt, lấy cùi ngâm rượu. Cứ 1kg vải thì ngâm cùng 2 lít rượu. Rượu vải khô cần ngâm khoảng 3 tháng mới có thể sử dụng. Mỗi lần uống, bạn lấy 1 chén nhỏ (khoảng 10 – 15ml) và uống trực tiếp.

Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.

Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.

Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm: hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều.

Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.

Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng. Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

Trị sỏi mật: Chuẩn bị hạt vải 20g, hạt quýt 15 – 20g, trần bì 10g, hồng táo 2-3 quả. Hãm hay sắc uống trong ngày.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả vải 1

Lưu ý

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn quả vải vì cùi vải có lượng đường cao, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Người có cơ địa dễ dị ứng, hay bị mụn nhọt, rôm sảy,… nên hạn chế ăn vải.

Công dụng của quả vải đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên, dù có tốt cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc (không quá 10 quả/lần). Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn từ 3 – 4 quả/lần là hợp lý.

Ăn vải khi đói có thể khiến bạn bị say. Các triệu chứng thường gặp phải kể đến: Hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh,…