Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng

Hà Minh Hưng - 10:09, 25/07/2023

Với đồng bào Giáy ở Lai Châu, Thần rừng được coi là vị thần linh liêng nhất, che chở cho bản làng trong cuộc sống hàng ngày. Để bày tỏ lòng biết ơn, hàng năm, người Giáy thường tổ chức Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng Thần rừng) 2 lần/năm vào ngày mùng 3 tháng 3 và ngày mùng 6 tháng 6 Âm lịch.

Ông Tống Thanh Bình, Bí thư Thành ủy TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đánh trống Khai mạc Lễ hội “Hau Đoong”.
Ông Tống Thanh Bình - Bí thư Thành ủy Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đánh trống Khai mạc Lễ hội Háu Đoong
Tại Lễ hội “Hau Đoong”, người dân được tham gia văn nghệ, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bịt mắt bắt vịt và các màn thi giã bánh giầy, cắt bánh phở đầy kịch tính…
Tại Lễ hội Háu Đoong, người dân được tham gia văn nghệ, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bịt mắt bắt vịt và các màn thi giã bánh giầy, cắt bánh phở đầy kịch tính…
Các cao niên người Giáy vẫn dẻo dai trong phần thi giã bánh giầy.
Các vị cao niên người Giáy vẫn dẻo dai trong phần thi giã bánh giầy
Những thiếu nữ Giáy uyển chuyển trong điệu múa nón truyền thống.
Những thiếu nữ Giáy uyển chuyển trong điệu múa nón truyền thống
Thầy cúng buộc chỉ cổ tay cho du khách và người dân với ý nghĩa mang đến sức khỏe, sự may mắn…
Thầy cúng buộc chỉ cổ tay cho du khách và người dân với ý nghĩa mang đến sức khỏe, sự may mắn…
 Sau khi kết thúc phần hội, mọi người vào khu rừng thiêng Nậm Nỏng để tổ chức Lễ cúng rừng. Tại cửa rừng, đội khèn Pí Kẻo đón thầy cúng và người dân bằng những khúc nhạc lễ hội vui tươi.
Sau khi kết thúc phần hội, mọi người vào khu rừng thiêng Nậm Nỏng để tổ chức Lễ cúng rừng. Tại cửa rừng, đội khèn Pí Kẻo đón thầy cúng và người dân bằng những khúc nhạc lễ hội vui tươi
Khu vực hành lễ trong rừng cấm, chỉ thầy cúng và các bậc cao mới được vào bàn chuyện bản mường.
Khu vực hành lễ trong rừng cấm, chỉ thầy cúng và các bậc cao niên mới được vào bàn chuyện bản mường
Tại gốc cây thiêng, thầy cúng Thào Thị Tính kể sự tích rừng thiêng Nậm Nỏng và căn dặn đến các hậu bối về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống…
Tại gốc cây thiêng, thầy cúng Thào Thị Tính kể sự tích rừng thiêng Nậm Nỏng và căn dặn đến các hậu bối về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống…
Trong Lễ cúng Thần rừng, ngoài thịt lợn, gà trống luộc, gạo, rượu, vàng mã, thì không thể thiếu một xiên nướng là các phần: mật, tim, gan, phèo của lợn.
Trong Lễ cúng Thần rừng, ngoài thịt lợn, gà trống luộc, gạo, rượu, vàng mã, thì không thể thiếu một xiên nướng là các phần: Mật, tim, gan, phèo của lợn
Lễ vật cúng Thần rừng
Lễ vật cúng Thần rừng
Trước khi dân bản dự bữa cơm cộng đồng, thầy cúng sẽ xem chân gà như một thông điệp từ “Thần Rừng” tới mọi người. Lễ hội “Hau Doong” từ lâu trở thành một nghi lễ truyền thống độc đáo góp phần bảo tồn giá trị về tinh thần trong cộng đồng dân cư, bảo vệ sinh thái bền vững…
Trước khi dân bản dự bữa cơm cộng đồng, thầy cúng sẽ xem chân gà như một thông điệp từ Thần rừng tới mọi người. Lễ hội Háu Đoong từ lâu trở thành một nghi lễ truyền thống độc đáo góp phần bảo tồn giá trị về tinh thần trong cộng đồng dân cư, bảo vệ sinh thái bền vững…
Những khu rừng được bà con chọn để cúng hàng năm, người Giáy gọi là “Dong sía” (nghĩa là rừng cấm không ai được xâm phạm), dưới gốc cây thiêng, thầy cúng truyền ý nguyện dân bản tới Thần rừng…
Những khu rừng được bà con chọn để cúng hàng năm, người Giáy gọi là “Dong sía” (nghĩa là rừng cấm không ai được xâm phạm), dưới gốc cây thiêng, thầy cúng truyền ý nguyện dân bản tới Thần rừng…