Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lạm quyền?

Khánh Thư - 10:03, 24/02/2020

Thời gian qua, việc xử lý vi phạm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 gặp rất nhiều khó khăn do nhiều quy định “vênh” với thực tế. Vì thế, năm 2020 này, Quốc hội sẽ xem xét để cho ý kiến, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (gọi tắt là Dự thảo Luật).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhưng trong Dự thảo Luật đang được đưa ra lấy ý kiến có một số quy định mới rất đáng bàn luận.

Còn nhớ năm 2019, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Tổng Công ty Điện lực miền Nam đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng xây dựng quy định sẽ không cung cấp điện cho công trình vi phạm trật tự xây dựng. 

Những tưởng đây mới đang là kiến nghị và chỉ là kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh; nhưng không phải. Trong Dự thảo Luật có bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm.

Ở một góc độ hẹp, việc áp dụng chế tài “cắt” điện, nước khi phát hiện một công trình đang xây dựng trái phép để buộc đối tượng vi phạm ngừng thi công là hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu áp dụng rộng rãi ra những trường hợp vi phạm hành chính khác thì quy định này đã hành chính hóa quan hệ dân sự; bởi lẽ điện, nước là hợp đồng dân sự.

Việc “hành chính hóa” các quan hệ dân sự tựu chung lại ở hai chữ “lạm quyền”. Về địa phương, nhất là vùng nông thôn, miền núi, sẽ dễ dàng bắt gặp tình trạng chính quyền cấp xã thường lạm dụng quyền hành chính của mình sai mục đích. Đơn cử như việc một số hộ gia đình không thực hiện đúng hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ đóng các loại quỹ, các khoản đóng góp, chính quyền thường không “ký giấy tờ”, cản trở các giao dịch hành chính của các hộ gia đình này…

 Đây là kiểu tư duy dành phần dễ cho cơ quan thực thi pháp luật, còn phần khó đẩy về người dân.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.