Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Thế cũng bia xanh...”

Phương Hạ - 17:07, 20/12/2019

Làm nóng dư luận mấy ngày nay là việc liên quan bức phù điêu khổ lớn, kích thước tới 2x3,5m dựng ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, phố Yết Kiêu (Hà Nội). Tác giả của bức phù điêu là học viên cao học chuyên ngành điêu khắc của Trường.

Bức phù điêu có hình hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Bức phù điêu có hình hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Trường Đại học Mỹ thuật, dựng phù điêu thì có gì lạ? Phù điêu đẹp càng làm đẹp cho cảnh quan của Trường, sao phải ầm ĩ? Còn chuyện tác giả là ai, đâu quan trọng, miễn là nó đẹp.

Đương nhiên là thế. Nhưng sự đời không đơn giản.

Bức phù điêu khổ lớn này thể hiện không gian lớp học nghệ thuật tạo hình, nhân vật là sinh viên và giảng viên. Chất lượng tác phẩm, sự xấu, đẹp của phù điêu có thể năm người mười ý, có thể bàn ra, bàn vào, nhưng, xét đến nhân vật chính là thầy giáo, được bố cục giữa trung tâm phù điêu thì... ai nấy đều cùng lắc đầu: Khó coi quá!

Thể hiện nhân vật chính vụng về quá chăng?

Không! Điều oái ăm gây nên sự phản cảm là: Nhân vật này giống ông Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng đương nhiệm của Trường... như tạc!

Khi chuyện trở nên ồn ào, ông Hiệu trưởng mới hốt hoảng, thanh minh, giải thích rằng: Tai họa cho ông! Rằng việc dựng phù điêu thì ông có biết, nhưng nhân vật chính giống mình thì ông không biết. Bởi khi còn là phác thảo, nhân vật nào đã rõ hình hài, mặt mũi, biết ai là ai.

Là ông giải thích vậy. Nhưng xem ra, lời giải thích khó thuyết phục, trước nhất là với cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Có người không nói thẳng ra, nhưng ai cấm được họ nghĩ ông Hiệu trưởng đương nhiệm có biết mọi nhẽ. Chỉ có điều, vì thích hình ảnh mình được lưu danh tại vị trí trang trọng ngay lối vào của ngôi trường danh giá nên ông mới giả vờ... không biết?!

Nhiều chữ, đỗ đạt tột bậc, danh tiếng lừng lẫy đến như Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, khi viết bài thơ Tự trào mà còn hàm ý “mình chưa là gì”: Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ/ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng kia mà.

Nhưng cũng là nói vậy. Đời sao có thể hết được những người háo danh!