Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bằng giả - nỗi lo thật

Kẻ Sĩ - 15:09, 17/12/2019

Thời gian vừa qua, hàng loạt các quan chức bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả. Điều này đã dấy lên những lo ngại thực sự về chất lượng của cán bộ trong hệ thống bộ máy nhà nước.

Cần tìm và loại những cán bộ dùng bằng cấp giả trong hệ thống bộ máy nhà nước (Ảnh M.h)
Cần tìm và loại những cán bộ dùng bằng cấp giả trong hệ thống bộ máy nhà nước (Ảnh M.h)

Mới đây, nguyên Thượng tá Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Lai Châu, người đang được quy hoạch vị trí Phó Giám đốc Sở bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả. 

Thật đáng buồn, vì đây không phải lần đầu chúng ta phát hiện sự việc “khôi hài” này, mà trước đó, hàng loạt các cán bộ từng bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả. 

Ví dụ như vụ nữ Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đăk Lăk cũng bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả suốt 20 năm. Hay trước đó, tỉnh Hải Dương phát hiện trường hợp ông Phạm Trung Thành, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương không có bằng tốt nghiệp cấp 3…

Với hàng loạt các trường hợp bị phát hiện đó, thì đây không còn là câu chuyện hài nữa, mà thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Bởi những người đã dùng bằng giả để được cất nhắc, để được làm việc ở những cơ quan công quyền, chứng tỏ họ có mục đích không trong sáng. Và chừng ấy năm chúng ta không phát hiện được họ dùng bằng giả, là chừng ấy năm họ “hành” người dân.

Muốn dùng người tài, trước hết phải thanh lọc những kẻ bất tài ra khỏi bộ máy trước đã. Do đó, chúng ta vẫn cần tiếp tục đấu tranh để phát hiện, ngăn ngừa những hành vi giả dối này. 

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.