Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khi hoạt động "Trải nghiệm hành trình của giọt cà phê" được đưa vào trường học vùng DTTS

Ái Thuỳ-T.Nhân - 21:11, 07/11/2023

Ngoài học kiến thức trong sách giáo khoa, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm đang được rất nhiều trường học ở Kon Tum, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành nhân cách học sinh. Điển hình là mô hình học tập ngoại khóa trải nghiệm các khu vườn cà phê ở trường TH&THCS xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, đã và đang mang lại sự mới, lạ, thích thú cho các em học sinh.

Học sinh cùng nhau trải nghiệm các khu vườn cà phê sau những buổi học
Học sinh cùng nhau trải nghiệm các khu vườn cà phê sau những buổi học

Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chính sách dân tộc, chính sách dành cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số như: Kiên cố hoá trường lớp học, hỗ trợ học phí, chí phí giáo dục đào tạo, thiết bị học tập...; nhiều trường học ở Kon Tum đã được quan tâm đầu tư, trẻ em đồng bào DTTS được đến trường, được học tập trong các ngôi trường khang trang; thiết bị và đồ dùng học tập của giáo viên, học sinh được đầu đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đến nay, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 99,7%. Công tác xây dựng xã hội học tập tiếp tục được quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 11.863 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, tăng hơn 10.500 giáo viên.

Những năm gần đây, bên cạnh chú trọng về chuyên môn, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn quan tâm, chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo thêm hứng thú học tập, nâng cao kỹ năng và hiểu biết về thực tiễn cho học sinh, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức, nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, Trường TH&THCS xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà (Kon Tum) thường xuyên đưa các hoạt động trải nghiệm vào trường học với nhiều hình thức như: học tập ngoại khóa trải nghiệm, tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian, sân khấu hóa, tình nguyện...

Điển hình là mô hình học tập ngoại khóa trải nghiệm các khu vườn cà phê ở trường TH&THCS xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, đã và đang mang lại sự mới, lạ, thích thú cho các em học sinh. Hoạt động này xuất phát từ ý tưởng của hai em: Nguyễn Thị Ngọc Hà, Liên đội trưởng và Nguyễn Ngân Mai Chi, Liên đội phó của trường TH&THCS xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà. 

Hai em, Ngọc Hà và Mai Chi đều là những học sinh yêu thích hoạt động trải nghiệm; tuổi thơ của hai em một buổi đi học, một buổi theo ba, mẹ lên nương rẫy tham gia sản xuất. Bên những vườn cà phê xanh tốt, đặc biệt vào mùa hoa, các đồi cà phê bạt ngàn hoa cà phê trổ bông trắng muốt, hương thơm lan tỏa tạo nên không gian tuyệt đẹp, lãng mạn, tinh khôi.

Cùng nhau vui đùa hòa mình vào các khu vườn cà phê tươi xanh
Cùng nhau vui đùa hòa mình vào các khu vườn cà phê tươi xanh

Hai em nhận thấy nếu học tập kết hợp với trải nghiệm, khám phá các khu vườn cà phê là rất thú vị đối với học sinh trong nhà trường, lan tỏa tình yêu lao động. Do đó, hai em đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng này với cô giáo chủ nhiệm và Nhà trường về việc đưa hoạt động ngoại khóa “Trải nghiệm hành trình của giọt cà phê” vào trường học.

Ý tưởng “Trải nghiệm hành trình của giọt cà phê” là hình thức giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường có tính sáng tạo, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đặc trưng vùng miền với nhiều hoạt động giúp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng, phẩm chất cho học sinh trong và ngoài trường học. Từ đó các em sẽ yêu lao động hơn, đoàn kết và là một tập thể giàu tri thức, khỏe mạnh về thể chất, tinh thần.

Sau khi trải nghiệm hái và phê,các học sinh xếp hình trái cà phê thành trái tim
Học sinh thích thú với những quả cà phê chín đỏ

Em Nguyễn Thị Khánh Ly, học sinh lớp 8A, trường TH&THCS xã Hà Mòn chia sẻ: Lần đầu tiên tham gia trải nghiệm các khu vườn cà phê rộng mênh mông, trực tiếp hái những quả cà phê chín mọng đỏ tươi trong khu vườn em rất vui thích. Qua hoạt động trải nghiệm em hiểu được nỗi vất vả của người nông dân, người trông cà phê và thêm yêu qúy giá trị của lao động. Từ đó em sẽ cố gắng học tập tốt hơn để không phụ lòng công lao vất vả của bố mẹ để em được đi học, được đến trường.

Không giấu được sự vui mừng, em Lê Hoàng Anh Vũ trường TH&THCS xã Hà Mòn cho biết: Tham gia trải nghiệm vườn cà phê sau giờ học em như được giải tỏa mọi áp lực từ các bài học khó trên lớp. Em được cùng các bạn hòa vào không gian tự nhiên, được trực tiếp lao động, vui chơi và vui vẻ cùng nhau. Qua đó, em và các bạn hiểu và yêu quý nhau hơn, để cùng nhau phấn đấu học tập tốt hơn.

Cô giáo Nguyễn Thị Ái Thùy, giáo viên trường TH&THCS xã Hà Mòn, người trực tiếp hướng dẫn hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường cho biết: Bằng khả năng giao tiếp lưu loát, hai em đã trình bày ý tưởng của mình và được Ban Giám hiệu trường TH&THCS xã Hà Mòn thống nhất và tạo điều kiện để hai em thực hiện.

Học sinh và cô giáo hướng dẫn
Học sinh và cô giáo hướng dẫn

Cũng theo cô Thuỳ, ý tưởng hoạt động trải nghiệm của nhóm tác giả cũng phù hợp với yêu cầu “Tăng c9ường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh nằm trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng với sự chỉ đạo “tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học học sinh” của Phòng GD&ĐT và lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp tại huyện Đăk Hà trong thời gian đầu năm học 2023-2024.

Theo đó, sản phẩm sau trải nghiệm vườn cà phê các em học sinh xây dựng những ấn phẩm, video, bài viết, tranh vẽ, hình ảnh, tờ rơi đăng tải trên các trang mạng truyền thông giúp nhiều người được biết, thông qua đó quảng bá cho cà phê huyện Đăk Hà, góp phần công sức của mình vào quảng bá văn hóa, du lịch quê hương.

Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá do các trường học tổ chức đã tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, phát huy tiềm năng sáng tạo, phát triển phẩm chất, năng lực của mình. Mô hình trải nghiệm thực tế đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả trong các trường học ở Kon Tum.