Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng
Hậu Giang có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng

Những sản phẩm du lịch truyền thống

Về miền đất Hậu Giang có thể nhận thấy, nhiều điểm du lịch hấp dẫn đã hình thành từ tập quán, lối sống của người dân sông nước miền Tây, đến với sông Ngã Bảy trong bài hát tân cổ “Ghe chiếu Cà Mau” nổi tiếng bốn phương, cùng nét văn hóa đặc sắc của kênh xáng Xà No - Con đường lúa gạo và những vườn cây ăn trái trĩu quả làm nên thương hiệu cho Hậu Giang. 

Hay về với huyện Long Mỹ nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất tỉnh, du khách được cùng đồng bào thưởng thức đặc sản trà mãng cầu xiêm, ngắm nhìn đồng bào trong phum sóc hăng hái lao động, thấp thoáng ngôi chùa đậm nét kiến trúc văn hoá của đồng bào Khmer bừng sáng giữa phum sóc; Đến với vùng khóm Cầu Đúc, vùng trồng xoàt cát Hòa Lộc, huyện Châu Thành A, đến thị xã Long Mỹ, để tận tay hái những quả quýt đường Long Trị, làng trầu ở huyện Vị Thủy. 

Tp. Ngã Bả như cô gái tuổi trăng tròn chào đón du khách gần xa bằng những vườn trái cây đặc sản như dâu, chôm chôm, sầu riêng… đây là những tiềm năng rất lớn để tạo nên thương hiệu du lịch cho Hậu Giang. Những sản phẩm du lịch vừa đặc trưng của miền sông nước, vừa mang chất riêng của miền đất bạt ngàn ruộng lúa nặng tình phù sa.

Nhiều mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách đến với Hậu Giang
Nhiều mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách đến với Hậu Giang

Bà Nguyễn Thị Lý - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang cho biết, những năm qua tỉnh đã hỗ trợ người dân làm du lịch cộng đồng. Hiện tại tỉnh đang xây dựng mô hình thí điểm Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, để làm sao trong thời gian tới, việc phát triển du lịch của tỉnh sẽ được thực hiện bài bản, có điểm nhấn và xây dựng thành sản phẩm du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả, mang đậm dấu ấn riêng. 

Đồng thời, thông qua sự liên kết các nền tảng mạng xã hội, đã giới thiệu đến du khách gần xa kịp thời những sản phẩm hiện có theo mùa, để du khách đến với Hậu Giang không “lỗi hẹn” mà còn có cảm giác được chào đón trân trọng. 

( Bài - Chuyên Đề) Hậu Giang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với chuyển đổi số 2

Đưa du lịch cộng đồng thành hướng đi mới

Với diện tích nông thôn rộng lớn, trải dài khắp các địa phương, với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, phong cảnh, ẩm thực, văn hóa đa dạng, tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch nông thôn hiện nay rất đa dạng, phong phú và đặc sắc.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, văn hóa cộng đồng các dân tộc rất giàu bản sắc… người dân Hậu Giang mộc mạc, thân thiện, chân tình. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tuy nhiên, nguồn tài nguyên lại chưa được khai thác hết và hiệu quả chưa cao.

Được biết, tỉnh Hậu Giang có khoảng 25 điểm du lịch, nhiều mô hình phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách, đã góp phần giúp vùng nông thôn hồi sinh, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cuộc sống văn minh hơn.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã chiếm doanh thu lớn và trở thành các sản phẩm quà tặng đặc sản của tỉnh. Cùng với đó, nhiều dự án khởi nghiệp từ du lịch nông nghiệp ở Hậu Giang bước đầu đã hình thành chuổi liên kế, nối bật là Dự án khởi nghiệp du lịch nông nghiệp đạt chuẩn OCOP ở huyện Châu Thành A. Đây là mô hình khởi nghiệp của các chị em phụ nữ, từ việc phát triển vườn trái cây thành điểm du lịch bằng cách tận dụng vườn cây ăn trái sẵn có với nhiều cây trồng cho trái bốn mùa, như măng cụt, xoài, chôm chôm, sầu riêng, dừa, mít, dâu, chuối… kết hợp nuôi cá, trồng bông súng để tạo cảnh quan. Qua đó, vừa giúp du khách có cơ hội trải nghiệm câu cá, vừa có thể chế biến thành món ăn dân dã.

Du Lịch cộng động làm nền tảng để nông dân hòa nhập chuyển đổi số
Du Lịch cộng động làm nền tảng để nông dân hòa nhập chuyển đổi số

Chủ mô hình du lịch xanh, ở ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, Châu Thành A, chị Phạm Thị Cẩm Dân chia sẻ: Du lịch cộng đồng, bảo đảm sản phẩm sạch, hiện nay đang được ưu chuộng, bởi cuộc sống hiện đại, con người ngày càng ít có dịp hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên vùng nông thôn. Do đó, mô hình du lịch tham quan vườn cây ăn trái, cùng hái rau, câu cá và chế biến các món ăn đồng quê, cùng hòa mình với cuộc sống dân dã vùng nông thôn, là một trong những thị hiếu của người dân thành phố muốn đưa gia đình đi du lịch. 

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ đầu tư thêm một số sản phẩm du lịch mới, kết nối với nhiều nhà vườn làm du lịch tạo nên không gian miền quê bình dị, an lành để du khách có sự lực chọn cho kỳ nghỉ cuối tuần thật thư giãn bên gia đình, với giá cả hợp lý, bình dân như người nông dân quê tôi", chị Cẩm bộc bạch.

Sản phẩm du lịch theo hướng sạch, thân thiện với môi trường an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và giá cả hợp lý sẽ hứa hẹn cho một hướng đi mới cho vùng sông nước miệt Hậu Giang trong thời gian tới.

Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho rằng, phát triển du lịch cộng đồng dựa trên tài nguyên nông nghiệp, nông thôn, giá trị cảnh quan, các giá trị văn hóa phi vật thể, như: Lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công, văn hóa các dân tộc như tỉnh Hậu Giang hiện nay, là cơ bản có sự khác biệt giữa các địa phương trong vùng. Nổi bật là việc gắn chuyển đổi số cho du lịch cộng đồng, thông qua chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp và ngành Du lịch. 

Tin cùng chuyên mục