Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3)

Như Anh - 22:06, 11/12/2024

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn đã và đang trợ lực để tỉnh hoàn thành nhiệm vụ này.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3)
Hỗ trợ đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, miền núi tỉnh Cao Bằng.

Gỡ “nút thắt” về nguồn nhân lực

Tỉnh Cao Bằng có nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tại thời điểm năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Cao Bằng là 391,1 nghìn người thì tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh chiếm tới 79,1%; dân số trong độ tuổi lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 7,3%

TP. Cao Bằng là địa phương có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên cao nhất (22,0%). Huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc là hai địa phương có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhất (tương ứng là 3,0% và 3,5%)...

Với đặc điểm đó, lao động ở Cao Bằng chủ yếu có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Theo Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2020, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sử dụng tới 72,8% lực lượng lao động toàn xã hội của tỉnh, nhưng chỉ tạo ra giá trị sản phẩm chiếm 23,2% GRDP của tỉnh.

Để gỡ “nút thắt” nguồn nhân lực chất lượng thấp, ngày 16/7/2021, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể hóa Chương trình số 08-CTr/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành 02 đề án; trong đó có Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 29/10/2021 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nông thôn giai đoạn 2021 – 2025.

Đề án số 06-ĐA/TU của Tỉnh ủy được UBND tỉnh Cao Bằng cụ thể tại Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29/9/2022. Tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 50; trong đó đào tạo nghề 40% (mỗi năm đào tạo trên 6.000 người); đào tạo mới chiếm khoảng 75% và đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho khoảng 25%.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3) 1
Lao động ở Cao Bằng chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. (Ảnh minh họa)

Theo ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, mục tiêu chung của đề án là nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho người lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát triển kỹ năng nghề, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và kinh tế cửa khẩu.

“Cú hích” từ chính sách

“Nút thắt” về nguồn nhân lực chất lượng thấp đã được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng nhận diện từ nhiều năm trước, và cũng đã đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ; trong đó nổi bật là việc Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 06-ĐA/TU ngày 20/10/2021.

Nhưng quan trọng nhất, để gỡ được “nút thắt” này, ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì điều kiện đủ là cần có kinh phí để thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động, nhất là lao động nông thôn tham gia học nghề. Cao Bằng là tỉnh nghèo, ngân sách đều do Trung ương điều tiết, phân bổ để triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ hội để gỡ “nút thắt” khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719). Cùng với 02 Chương trình MTQG là giàm nghèo bề vững và xây dựng nông thôn mới đã bổ sung nguồn lực để Cao Bằng cụ thể hóa Đề án số 06-ĐA/TU.

Theo bà Hoàng Thị Mỹ Hảo, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, triển khai Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, Sở đã chủ trì, phói hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Riêng năm 2023, với tổng kinh phí 11 tỷ đồng thuộc các Chương trình MTQG, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức 119 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 3.519 lao động nông thôn, vượt 55% kế hoạch. Các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm cho lao động sau khi được hỗ trợ học nghề.

Đơn cử tại huyện Nguyên Bình, trong quá trình triển khai, huyện đã đẩy mạnh điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất các mô hình đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Còn tại Hạ Lang, năm 2024, huyện được bố trí hơn 1,2 tỷ đồng từ Chương trình MTQG 1719 và 1,8 tỷ đồng từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để riển khai công tác đào tạo nghề. Hình thức đào tạo nghề đa dạng, từ tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến đào tạo lưu động tại các xóm. Sau đào tạo học nghề, lao động ứng dụng vào phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, thúc đẩy thế mạnh sản xuất nông nghiệp địa phương, tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ...

Với sự trợ lực từ các Chương trình MTQG, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cao Bằng đã được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng, từ năm 2021 đến nay, mỗi năm toàn tỉnh đào tạo nghề cho khoảng 5.000 người với nhiều lĩnh vực, trình độ khác nhau, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 46,6% năm 2021 lên gần 50% cuối năm 2023. Dự kiến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 50,9%, trong đó, đào tạo nghề đạt 38,8%, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,3%.

(Ban Chuyên đề - Loạt bài CĐ Cao Bằng) Động lực tháo gỡ “5 nhất” ở Cao Bằng: Nâng chất lượng nguồn nhân lực (Bài 3) 2
Sau đào tạo học nghề, lao động nông thôn ứng dụng vào phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, thúc đẩy thế mạnh sản xuất nông nghiệp địa phương, tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ... (Trong ảnh: học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình thực hành trồng và nhân giống nấm)

Để tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương, ngày 10/10/2024, Tỉnh ủy Cao Bằng đã đã ban hành Kế hoạch số 375-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW; được UBND tỉnh Cao Bằng cụ thể hóa tại Kế hoạch số 3058/KH-UBND ngày 12/11/2024. UBND tỉnh đặt mục tiêu, những năm tiếp theo, mỗi năm đào tạo cho 6.000 người lao động; trong đó, khoảng 60% lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Với quyết tâm này, cùng với động lực từ các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nông thôn giai đoạn 2021 – 2025, đến nay toàn tỉnh tổ chức 116 hội nghị truyền thông, định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề cho trên 27.000 lượt người; tố chức 6 diễn đàn khởi nghiệp cho học sinh, đoàn viên thanh niên với 3.288 lượt người tham gia.

Bài 4: Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn