Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Minh Nhật - 10:13, 04/04/2025

Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.

Cán bộ chuyên môn rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: Vy Lê
Cán bộ chuyên môn rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: Vy Lê

Thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là Bảo vật quốc gia.

Trước đó, Sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai.

Đây là một bước quan trọng trong quá trình lập hồ sơ, cung cấp tư liệu chính xác và đầy đủ về di tích này. Việc rập thác bản văn bia giúp ghi lại một cách chi tiết và trung thực những hoa văn, chữ viết trên bia, phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Bia Ma Nhai được khắc trên vách đá tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, ghi lại chiến công của quan quân Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông năm 1335. Sau gần 700 năm, văn bia vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay phong hóa.

Toàn bộ văn bia gồm 155 chữ, khắc sâu trên diện tích vách núi đá 213cm x 155cm. Đặc biệt, chữ viết trên bia Ma Nhai rất lớn, trung bình mỗi chữ có đường kính khoảng 10,5cm.

Tỉnh Nghệ An kỳ vọng, việc bia Ma Nhai được công nhận là Bảo vật quốc gia sẽ giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời thúc đẩy du lịch văn hóa tại huyện Con Cuông.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.