Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật Quốc gia

T.Nhân-H.Trường - 07:51, 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật Quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

Lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng đá sư tử ở Đồ Bàn, An Nhơn.
Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 2 tượng đá sư tử ở Đồ Bàn

Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định, cho biết: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI, phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh gần tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay là thị xã An Nhơn). Năm 2024, được Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia.

Hai tượng Sư tử đá thành Đồ Bàn là tác phẩm điêu khắc Champa, hình tượng sư tử trong tư thế nửa nằm, nửa đứng là hình tượng duy nhất được biết cho đến hiện nay, một hình tượng điêu khắc độc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc tượng sư tử của Champa.

Trong truyền thuyết của Hindu giáo, Sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Vishnu - 1 trong 3 vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Sư tử là vật linh có chiến công giết quỹ giữ Hiranyakasipy và sùng bái thần Brahma nên được thần Vishnu ban cho phép trường sinh. Hai tượng Sư tử thường thể hiện theo cặp đối xứng đặt hai bên cửa ra vào đền/tháp Champa.

Tượng sư tử đá vừa được công nhận.
Tượng sư tử đá vừa được công nhận

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Tính đến nay, Bình Định có 13 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Chămpa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đây là di sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của cả nước và của tỉnh, nguồn sử liệu quý đối với công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử - văn hóa Bình Định.

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị các Bảo vật Quốc gia đang được lưu giữ trên địa bàn tỉnh, ông Lâm Hải Giang đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định chủ động phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của các Bảo vật Quốc gia trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng. Đồng thời, phải có kế hoạch, phương hướng cụ thể để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các Bảo vật Quốc gia, nhất là các hiện vật ở ngoài trời, gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu, rà soát các hiện vật quý mà Bảo tàng tỉnh và các tổ chức, cá nhân đang lưu giữ; tìm hiểu, xác định về niên đại, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật; đối với các hiện vật tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chí thì có thể xem xét, lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia nhằm bảo tồn và tôn vinh giá trị di sản văn hóa trên quê hương Bình Định.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.