Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đàn Tính

PV - 13:30, 13/01/2018

Đàn Tính là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các làn điệu then, trong các lễ hội và hoạt động truyền thống văn hóa, văn nghệ của dân tộc Tày-Nùng ở Cao Bằng.

Đàn tính Đàn tính

 

Để làm ra chiếc đàn Tính, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn gỗ làm cần, chọn bầu rồi qua bàn tay khéo léo bào, đục, khắc, căng dây… tạo ra chiếc đàn có âm sắc chuẩn, mượt mà.

Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, còn người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu). Đàn Tính gồm các bộ phận: Cần đàn, bầu đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Cần đàn làm bằng gỗ nhẹ mềm, thớ quánh, thường là gỗ thừng mực hoặc gỗ dâu. Chiều dài cần đàn từ 75-90cm.

Thủ đàn cong hình lưỡi liềm hay hình con chim, gắn hai hoặc ba trục lên dây. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm già, tròn và dày đều. Mặt đàn bằng mo bương hoặc gỗ quế bào mỏng chừng 3mm. Dây đàn se bằng tơ tằm vuốt sáp ong hay nhựa khoai lang (nay người ta làm bằng dây cước). Ngựa đàn là một mảnh tre hoặc miếng gỗ cắt nhỏ, hình thang. Phía dưới ngựa đàn khoét hình vòng tròn hoặc hình chữ M, đặt chính giữa áp sát vào mặt đàn.

t7_2Đàn Tính được dùng đệm hát trong các nghi lễ Then của người Tày, Nùng. Các ông bà Then vừa hát vừa tự đệm cho mình. Riêng Tính Tẩu của người Thái còn được dùng đánh đệm cho hát giao duyên và cho múa xòe.

BTK