Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực trong quý I/2022

Vân Khánh - 18:20, 27/04/2022

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Họp báo thường kỳ về công tác tư pháp quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022.

Quang cảnh buổi Họp báo
Quang cảnh buổi Họp báo

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, kết quả công tác tư pháp chủ yếu quý I/2022 đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác chỉ đạo điều hành được đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời giải quyết các vấn đề phù hợp với chủ trương phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bộ đã hoàn thành 7/7 nhiệm vụ có thời hạn trong quý I/2022 theo kế hoạch cải cách hành chính năm 2022; thực hiện xong 13 nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đã trả lời 23 kiến nghị cử tri gửi đến sau Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV và nhiều kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký các Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 18 dự án Luật và 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Công tác thẩm định được Bộ Tư pháp thực hiện bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Chất lượng công tác thẩm định VBQPPL ngày càng được nâng cao. Nội dung thẩm định ngày càng bao quát, thực chất hơn; chú trọng thẩm định tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, tính minh bạch, khả thi của quy định trong dự án, dự thảo VBQPPL. Trong quý I/2022, Bộ đã có ý kiến thẩm định đối với 41 dự án, dự thảo VBQPPL và 5 đề nghị xây dựng VBQPPL.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính được thực hiện quyết liệt, phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương. Theo đó, toàn bộ Hệ thống thi hành án dân sự đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể: Đã thi hành xong 200.000 vụ việc dân sự, đạt tỷ lệ hơn 49% với hơn 35.000 tỷ đồng; đã thi hành xong gần 2.500 việc về tín dụng ngân hàng với hơn 11.000 tỷ đồng…

Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ Tư pháp đã tham mưu chủ trì, phối hợp với Văn phòng chính phủ tổ chức thành công Phiên họp thứ nhất của hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương tại Trụ sở Chính phủ; tham mưu Chủ tịch Hội đồng ban hành quy chế hoạt động, kế hoạch hoạt động, kế hoạch kiểm tra năm 2022 của Hội đồng và tập trung phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua.

Bộ đã thực hiện quy trình kiểm tra và kết nối thành công thêm 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc lĩnh vực lý lịch tư pháp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong quý I, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp) đã thụ lý và cấp hơn 11.000 phiếu lý lịch tư pháp, bảo đảm đúng và sớm thời hạn; đã phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ - V06, công an cấp tỉnh hỗ trợ các Sở Tư pháp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp về án tích cho hơn 175.000 hồ sơ…

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì thẩm định 9 điều ước quốc tế; góp ý 39 điều ước quốc tế; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Bộ tiếp tục thực hiện các hoạt động hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật…

Trong quý II/2022, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022; tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao liên quan đến Đề án xây dựng Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương ban hành “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật”; chỉ đạo, đôn đốc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam về công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ hai và tình hình Đại hội của các Hội công chứng viên địa phương…

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.