Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên

Như Ý - 11:35, 13/06/2024

Cỏ may còn có tên gọi khác là cây bông cỏ, châm thảo, thảo tử hoa, thúy hồ điệp, Nhả khoác (Tày), Hất dạ (K’ho)… có vị đắng và tính mát. Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giải nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây cỏ may mời bà con tham khảo.

Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y
Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y

Đặc điểm cây cỏ may

Cỏ may là một trong những loại cây cỏ sống lâu năm, có phần thân rễ cứng mọc bò. Thân cây bò lan trên mặt đất, thân mọc đến đâu thì sẽ bén rễ đến đó. Phần thân mọc thẳng lên cao khoảng 20 – 50cm, chứa nhiều đốt, càng lên trên các đốt càng dài ra.

Lá mọc so le nhau, phía dưới dẽ mọc dày hơn phía trên. Phiến lá hẹp và dài khoảng từ 2 – 10cm, rộng chỉ khoảng 3 – 5mm. Phần đầu lá nhọn, gần phía cuống tròn và nhẵn.

Cụm hoa mọc thành từng tùy dài khoảng 5 – 10cm có màu tím than. Có một số nhánh mọc vòng và mang hoa học thành bông dài khoảng 8mm. Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 4 đến tận tháng 12.

Phần quả chín có thể sẽ móc vào quần áo khi đi qua. Và cũng chính vì thế mà loại cỏ này có tên là cỏ may. Đây cũng chính là hình thức mà loại cây này có thể lan nhanh từ vùng này sang vùng khác.

(Tổng hợp) Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên 1

Tác dụng của cây cỏ may

Trong Y học hiện đại dùng cỏ may để giảm đau: chiết xuất C. aciculatus có tác dụng giảm đau bằng cách tăng thời gian phản ứng ở chuột thử nghiệm.

Trong Y học cổ truyền, cỏ may có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng: Giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu; Hỗ trợ tiêu trừ giun sán, giun chui ống mật, giun đũa. Giảm đau nhức xương, hồi phục vết thương trên da, vết thương lở loét.

(Tổng hợp) Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên 2

Bài thuốc từ cây cỏ may

Hỗ trợ chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan: Dùng 300g rễ cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với 1/2 lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày. Uống liền trong 4- 5 ngày.

Chữa phù thũng, da căng, táo bón, khát nước: Cỏ may (cả rễ) 30g, đậu đỏ 30g, cà gai leo 30g, dây bòng bong 30g, cắt nhỏ các vị thuốc, sao qua, đổ ngập nước, sắc lấy 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ trị giun đũa, giun chui ống mật: Dùng 18-20 hạt cỏ may sao vàng, đun sôi với 1/2 lít nước, cô lại còn 150ml, uống tất cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.

Chữa sốt, cảm mạo, tiểu tiện khó khăn: Cỏ may 15g, đạm trúc diệp 15g, hồ lô trà 9g. Sắc nước uống làm ba lần trong ngày.

(Tổng hợp) Cỏ may - Vị thuốc hay đến từ thiên nhiên 3

Lưu ý

Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng

Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu không nên dùng.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.